Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 2 (Có đáp án - Trắc nghiệm + Tự luận 7)
Đề kiểm tra 45p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án) Thời gian làm bài: 45p Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27. I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) ...
Đề kiểm tra 45p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án)
Thời gian làm bài: 45p
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1: Oxi không phản ứng trực tiếp với chất nào sau đây?
A. Crom. B. Flo. C. Cacbon. D. Lưu huỳnh.
Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường?
A. Al. B. Fe. C. Hg. D. Cu.
Câu 3: Trong các oxit sau oxit nào không có tính khử?
A. CO. B. SO2. C. SO3. D. FeO.
Câu 4: Dẫn 2,24 lít khí H2S vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu được dung dịch chứa chất tan là
A. hai muối NaHS và Na2S. B. NaHS.
C. Na2S. D. Na2S và NaOH.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
Câu 6: Các khí sinh ra khi cho saccarozơ vào dung dịch H2SO4 đặc, dư là
A. H2S và CO2. B. H2S và SO2.
C. SO3 và CO2. D. SO2 và CO2.
Câu 7: Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2CO3 số chất vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 8: Cho 5,4 gam Al và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được V lít SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 11,2 lít. D. 8,96 lít.
Câu 9: Dãy chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Cl2, O3, S, SO2. B. SO2, S, Cl2, Br2.
C. Na, F2, S, H2S. D. Br2, O2, Ca, H2SO4.
Câu 10: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của lưu huỳnh là
A. 2s22p4. B. 3s23p4. C. 3s23p3. D. 3s23p6.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Dẫn ra phương trình hóa học chứng minh SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử và giải thích ngắn gọn.
Câu 2 ( 2 điểm): Không dùng chất chỉ thị, hãy phân biệt các chất sau, chứa trong các lọ mất nhãn bằng phương pháp hóa học: BaCl2; HCl; Na2SO4.
Câu 3 ( 2 điểm): Dẫn từ từ 2,24 lít SO2 (ở đktc) vào 80 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính m?
Câu 4 ( 1 điểm): Cho hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Fe; Zn và Cu.
+ TN1: Cho 4,74 gam X phản ứng hoàn toàn trong H2SO4 loãng thấy thoát ra 1,568 lít khí ở đktc.
+ TN2: Cho 0,16 mol X phản ứng với H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra 4,704 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất ở đktc.
Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Đáp án và hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | C | C | C | D | B | D | B | B |
Câu 1: Oxi không phản ứng trực tiếp với flo. Chọn đáp án B.
Câu 2: Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường. Chọn đáp án C.
Câu 3: S trong SO3 có số oxi hóa cao nhất là +6 do đó SO3 không có tính khử. Chọn đáp án C.
Câu 4:
Sau phản ứng thu được Na2S, hai chất tham gia phản ứng hết. Chọn đáp án C.
Câu 5:
Áp dụng ĐL bảo toàn nguyên tố H có naxit = nkhí = 0,06 mol.
Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng có m = mX + maxit - mkhí = 3,22 + 0,06.98 – 0,06.2 = 8,98 gam. Chọn đáp án C.
Câu 6:
C12H22O11 →(H2SO4 đ) 12C + 11H2O
C + 2H2SO4 đặc → CO2 + 2SO2 + 2H2O.
Chọn đáp án D.
Câu 7: Chất vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là CuO, Mg, KOH, Na2CO3. Chọn đáp án B.
Câu 8: Áp dụng định luật bảo toàn electron có
→ V = 0,4 . 22,4 = 8,96 lít. Chọn đáp án D.
Câu 9: Dãy gồm các chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là SO2, S, Cl2, Br2. Chọn đáp án B.
Câu 10: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của lưu huỳnh là 3s23p4. Chọn đáp án B.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm):
Số oxi hóa của S trong SO2 tăng từ +4 +6 nên SO2 thể hiện tính khử
Số oxi hóa của S trong SO2 giảm từ +4 0 nên SO2 thể hiện tính oxi hóa.
Câu 2 ( 2 điểm):
Đánh STT các lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng. (0,5 điểm)
Dùng Ba(OH)2 phân biệt được Na2SO4 (hiện tượng: kết tủa trắng) Còn lại HCl; BaCl2 không hiện tượng. (0,5 điểm)
Còn lại HCl; BaCl2 dùng Na2SO4 vừa nhận ra ở trên, xuất hiện kết tủa trắng → BaCl2; không hiện tượng → HCl (0,5 điểm)
PTHH: (0,5 điểm)
Na2SO4 + Ba(OH)2 →2NaOH + BaSO4(↓)
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Câu 3 ( 2 điểm):
Tính được: nSO2=0,1mol, nBa(OH)2=0,08 mol (0,5 điểm)
Đặt
PTHH:
Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2 (0,25 điểm)
x 2x x (mol)
Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 + H2O (0,25 điểm)
y y y (mol)
Theo bài ra ta có hpt: (0,5 điểm)
Giải hệ được x = 0,02mol, y = 0,06mol. (0,5 điểm)
→ m kết tủa = mBaSO3= 0,06. 217 = 13,02 gam
nên sau phản ứng tạo 2 muối Ba(HSO3)2 (x mol) và BaSO3 (y mol).
Câu 4 ( 1 điểm):
Gọi số mol Fe; Zn; Cu trong TN1 lần lượt là a,b,c (mol); (0,25 điểm)
Theo Kl: 56a + 65b + 64c = 4,74 (1)
Bảo toàn e hoặc viết PTHH → a + b = 0,07 (2)
Gọi số mol Fe; Zn; Cu trong TN2 lần lượt là ka; kb; kc (mol) (0,25 điểm)
→ k(a + b + c) = 0,16 (3)
lại có nSO2 = 0,21. Bảo toàn e hoặc viết PTHH → k(3a + 2b + 2c) = 0,42 (4)
Lấy (3)/(4)
→ 0,06a – 0,1b – 0,1c = 0 (5)
Từ (1), (2), (5) Giải hệ => a = 0,05; b = 0,02; c = 0,01 (0,25 điểm)
Các đề kiểm tra Hóa học lớp 10 có đáp án và thang điểm