14/01/2018, 13:32

Đề khảo sát chất lượng học kì 2 môn Sinh lớp 7 năm học 2014-2015, Phòng GD-ĐT Văn Lâm, Hưng Yên

Đề khảo sát chất lượng học kì 2 môn Sinh lớp 7 năm học 2014-2015, Phòng GD-ĐT Văn Lâm, Hưng Yên Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học 7 là đề kiểm tra học kì II môn Sinh học lớp 7 có đáp án, dành cho các em ...

Đề khảo sát chất lượng học kì 2 môn Sinh lớp 7 năm học 2014-2015, Phòng GD-ĐT Văn Lâm, Hưng Yên

là đề kiểm tra học kì II môn Sinh học lớp 7 có đáp án, dành cho các em học sinh tham khảo, ôn luyện chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 môn Sinh học, ôn tập tốt Sinh học lớp 7.

Đề cương ôn tập môn Sinh học lớp 7 kì 2 

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 7

PHÒNG GD – ĐT VĂN LÂM
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: SINH HỌC – Lớp 7 THCS
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề bài

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

(Chọn một phương án A, B, C hoặc D và ghi vào bài làm)

1. Loài nào sau đây thuộc Lớp động vật biến nhiệt

A. Cá voi              B. Chim bồ câu                 C. Thỏ                D. Thằn lằn bóng

2. Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là:

A. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
B. Tiêu diệt được tất cả các loài sinh vật.
C. Hiệu quả nhanh hơn biện pháp hóa học.
D. Gây ô nhiễm môi trường,

3. Muốn bảo vệ Loài lưỡng cư chúng ta phải:

A. Tiêu diệt phục vụ đời sống                          B. Sử dụng thiên địch
C. Sử dụng thuốc trừ sâu                                D. Bảo vệ và gây nuôi chúng trong mùa sinh sản.

4. Để duy trì đa dạng sinh học ta cần phải làm gì?

A. Khai thác rừng triệt để                                B. Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.
C. Thải chất thải gây ô nhiễm                         D. Buôn bán động vật trái phép

5. Động vật ở môi trường đới nóng có đặc điểm thích nghi nào dưới đây?

A. Có bộ móng rộng                                       B. Lớp mỡ dưới da dày
C. Chân cao, móng rộng                                D. Thay đổi màu lông

6. Cá cóc Tam Đảo thuộc lớp

A. Cá                     B. Lưỡng cư                  C. Bò sát D. Thú

7. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư tiến hóa hơn cá?

A. Tim 3 ngăn, máu pha nuôi cơ thể                   B. Tim 4 ngăn, máu pha nuôi cơ thể
C. Tim 3 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể             D. Tim 4 ngăn, máu tươi nuôi cơ thể

8. Động vật môi trường nhiệt đới nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do:

A. Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết                      B. Khí hậu rất nóng và khô
C. Khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định              D. Thường xuyên xảy ra động đất

Phần II: Tự luận (6 điểm)

Bài 1. Thú có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Cho ví dụ.

Bài 2. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh. Giải thích?

Bài 3. Nêu các biện pháp cần thiết để phòng chống dịch cúm A – H5N1?

Bài 4. Động vật ngày nay có nguy cơ suy giảm rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do dâu? Ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung?

*Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm*

 Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 7

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D A D B C B A C

Phần II. Tự luận (6 điểm).

Bài 1: (1,5 điểm)

* Vai trò của Thú là: (Trả lời được 4 ý trở lên vẫn cho điểm tối đa)

  • Là nguồn thực phẩm lớn, cung cấp sức kéo: Lợn, trâu, bò....
  • Cung cấp dược liệu quý: Sừng hươu, sừng tê giác, mật gấu, ...
  • Làm đồ mỹ nghệ có giá trị: Da, lông hổ, báo, ngà voi, ...
  • Làm vật thí nghiệm: Chuột bạch, chuột lang, khỉ,...
  • Tiêu diệt gặm nhấm có hại: Mèo, chồn
  • Phục vụ du lịch giải trí: Cá heo, khỉ, voi...

Bài 2: (1,5 điểm)

* Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật đới lạnh là:

  • Bộ lông rậm và lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt và dự trữ năng lượng chống rét
  • Một số loài có tập tính di cư để tránh rét, ngủ đông để tiết kiệm năng lượng
  • Nhiều loài thay đổi màu lông theo mùa để che mắt kẻ thù

Bài 3: (1,5 điểm)

* Các biện pháp cần thiết để phòng chống dịch cúm A – H5N1(Trả lời được 4 ý trở lên vẫn cho điểm tối đa)

  • Hạn chế tiếp xúc với gia cầm
  • Tiêm phòng đầy đủ vắc xin
  • Cách ly giữa gia cầm khỏe và gia cầm yếu
  • Khi có dịch cần xử lý theo quy định. Cấm buôn bán gia cầm vùng có dịch.
  • Không ăn thịt gia cầm chết, gia cầm bị dịch bệnh.
  • Tuyên truyền mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường và tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh....

Bài 4: (1,5 điểm)

* Nguy cơ suy giảm và nguyên nhân: (0,75 đ)

  • Do tự nhiên: khí hậu thay đổi, bão lũ, sóng thần, núi lửa phun trào, động đất....
  • Do con người: Nguy cơ suy giảm do con người lớn gấp hàng ngàn lần so với tự nhiên, làm số lượng các loài giảm đi rõ rệt do thiếu những biện pháp bảo vệ, chặt phá rừng bừa bãi, thải các chất thải gây ô nhiễm môi trường ...

* Biện pháp đề xuất: (0,75 đ)

Cần có các biện pháp cấm:

  • Khai thác rừng bừa bãi
  • Săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm
  • Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường
0