[Đề+Đáp án] Đề kiểm tra kì 1 môn hóa lớp 11: Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) môn Hóa học lớp 11 gồm 10 câu tự luận trên dethikiemtra.com ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 11 NĂM HỌC 2017-2018 MÔN HÓA HỌC 1. Xác định chất điện li mạnh trong dãy chất HCl, NaOH, HF, Na 2 SO 4 , CH 3 COOH? 2. Cho biết màu của quỳ tím khi nhúng vào ...
Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) môn Hóa học lớp 11 gồm 10 câu tự luận trên dethikiemtra.com
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 11
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN HÓA HỌC
1. Xác định chất điện li mạnh trong dãy chất HCl, NaOH, HF, Na2SO4, CH3COOH?
2. Cho biết màu của quỳ tím khi nhúng vào các dung dịch sau NaOH, HCl, NaNO3, HNO3. Giải thích?
3. Tính pH của các dung dịch sau
a) Dung dịch HCl 0,001M
b) Trộn dung 100ml dung dịch NaOH 1,5M với 100ml dung dịch HCl 1,3M. Coi sự hao hụt thể tích là không đáng kể.
4. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn cho các phản ứng sau
a) KOH + H2SO4
b) NH4NO3 + NaOH
5. Để bánh mì, bánh bao… được mềm và xốp, người ta thường trộn thêm vào nguyên liệu làm bánh một loại bột. Em hãy cho biết tên gọi và công thức hóa học của loại bột này?
6. Dẫn 3,36 lít khí CO2(đktc) vào 200ml dung dịch KOH 1,5M. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính khối lượng muối tạo thành?
7. Viết các phương trình hóa học thể hiện sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
N2 –(1)-> NONO2 –(2)-> HNO3 –(3)-> Cu(NO3)2
8. Cho dung dịch chứa 19,6 g H3PO4 vào 150ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
9. Cho 200ml dung dịch Na2CO3 0,25M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Tính thể tích khí CO2(đktc) thu được sau phản ứng ?
10. Hoà tan hoàn toàn 18,2 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Cu trong 100ml dung dịch Y chứa H2SO4 aM và HNO3 2M đun nóng tạo ra dung dịch Z và 8,96 lít (đktc) hỗn hợp T gồm NO và khí D không màu. Hỗn hợp T có tỷ khối so với hidro bằng 23,5. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X và khối lượng mỗi muối trong dung dịch Z.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA 11
1. chất điện li mạnh HCl, NaOH, Na2SO4.
2. NaOH – Môi trường bazơ → màu xanh
HCl, HNO3– Môi trường axit → màu đỏ
NaNO3– Môi trường trung tính → không đổi màu
3. a) pOH =3 => pH = 11
b) nOH- = 0,13 mol, nH+ = 0,15 mol.
H+ + OH– ® H2O
⇒ H+ dư ; CM(H+)dư = 0,1M ⇒ pH = 1
4. a) Ba(OH)2 + 2 HCl → BaCl2 + 2H2O
H+ + OH– → H2O
b) NH4Cl + KOH → KCl + NH3 + H2O
NH4+ + OH– → NH3 + H2O
5. Bột nở: NH4HCO3 hoặc NaHCO3
6. nCO2 = 0,1; nNaOH = 0,2 => tạo muối Na2CO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
mNa2CO3 = 10,6gam
7. C → CO2 → CaCO3 → CO2 → CO
C + O2Dư t0 → CO2
CO2 + CaO →CaCO3
CaCO3t0 → CaO + CO2
C + CO2 → 2CO
8. nH3PO4 = 0,2; nNaOH = 0,3
9. CO32- : 0,05mol;
Xảy ra PƯ 2H+ + CO32- → H2O + CO2
0,05 0,05
=> VCO2 = 1,12 lít
10. MT = 47 ® MNO = 30 < 47 < MD → D là SO2 = 64
→ nNO = 0,2 mol và nSO2 = 0,2 mol
Ta có các quá trình sau:
Al → Al3+.+3e Với số mol Al = x và số mol Cu = y
Cu → Cu2+.+ 2e
NO3– + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
SO42- + 4H+ + 2e → SO2 + 2H2O
Áp dụng BT electron và khối lượng kim loại ta có
27x + 64y = 18,2 và 3x + 2y = 1 → x = y = 0,2 (mol)
Vậy khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu là:
mCu = 12,8 gam; mAl = 5,4 gam
Vì NO3– phản ứng = NO3– trong Y nên dung dịch Z không có NO3– và chỉ có Al3+, Cu2+, SO42-.
→ mAl2(SO4)3 = . 342 = 34,2 gam, mCuSO4 = 0,2 . 160 = 32 gam