14/01/2018, 23:14

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý Đề cương ôn thi Đại học môn Địa lý Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới quý ...

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh nhằm phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc gia. Với tài liệu này chúng tôi hi vọng rằng các bạn học sinh sẽ đạt được điểm số cao trong kì thi sắp tới.

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn

BÀI 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội

a. Bối cảnh

  • Nước ta đi lên từ NN lạc hậu, hậu quả chiến tranh
  • Bối cảnh trong nước và quốc tế...hết sức phức tạp.

→ Trong một thời gian dài nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.

b. Diễn biến

  • Manh nha từ 1979 (đầu tiên là nông nghiệp với khoán 100, khoán 10, sau đó công nghiệp và DV).
  • Chính thức đổi mới năm 1986. Đưa KT - XH pt theo ba xu thế:
    • Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
    • Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    • Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.

c. Thành tựu

  • Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tính TB giai đoạn 1987 - 2004 khoảng 6,9%/năm.
  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III, tỉ trọng khu vực II tăng nhanh nhất). Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét .
  • Đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được cải thiện

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

a. Bối cảnh

  • Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức.
  • Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt – Hoa Kì (1995), thành viên WTO năm 2007.

b. Thành tựu

  • Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI)
  • Đẩy mạnh hợp tác KT, KHKT, khai thác TN, bảo vệ môi trường.
  • Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới (trở thành 1 nước xuất khẩu lớn 1 số mặt hàng nông sản)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Công cuộc đổi mới ở nước ta được manh nha vào năm nào.

A. 1969       B. 1996      C. 1979      D. 1997

Câu 2. Những đổi mới đầu tiên của nước ta được thực hiên trong lĩnh vực nào.

A. Công nghiệp       B. Dịch vụ      C. Nông Nghiệp        D. Ngoại thương

Câu 3. Công cuộc đổi mới của nước ta được khẳng định từ:

A. Nghị quyết 10                                 B. Sau chỉ thị 100
C. Sau đại hội lần V Đảng Cộng Sản    D. Sau đại hội lần VI Đảng Cộng Sản

Câu 4. Viêt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức ASEAN kể từ năm nào.

A. 1986      B. 1995     C. 1997        D. 1999

Câu 5. Nước ta từng bước thoát khỏi khủng hoảng KTXH kéo dài từ sau khi công cuộc đổi mới được triển khai, thể hiện qua:

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao    B. Đời sống nhân dân cải thiện
C. Giảm tỉ lệ thất nghiệp                         D. Giảm phân hóa giàu nghèo

Câu 6. Sau năm 1975 kinh tế nước ta bị khủng hoảng kéo dài, nguyên nhân chủ yếu là do:

A. Nước ta đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh
C. Chính sách cấm vận bao vây của các thế lực thù địch
D. Cơ chế quan lieu bao cấp kéo dài quá lâu.

Câu 7. Đây là một trong ba xu thế phát triển nước ta theo con đường đổi mới:

A. Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH          B. Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế.
C. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng     D. Ưu tiên phát triển giáo dục

Câu 8. Hoa Kì chính thức bỏ cấm vận Việt Nam vào năm nào

A. 1990     B. 1992      C. 1994         D. 1995

Câu 9. Đây là thời kì nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong giai đoạn 1975 - 2005.

A. 1980        B. 1988        C. 1995         D. 2005

Câu 10. Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO từ:

A. Tháng 12 năm 2005      B. Tháng 12 năm 2006
C. Tháng 11 năm 2006      D. Tháng 1 năm 2007

Câu 11. Việt Nam là thành viên cuẩ tổ chức nào sau đây:

A. OECD       B. NAFTA        C. APEC        D. OPEC

Câu 12. Công cuộc đổi mới đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế xã hội to lớn, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, cụ thể là:

A. Sản lượng lương thực chưa đáp ứng đủ yêu cầu
B. Nền kinh tế chưa có tích lũy nội bộ
C. Lạm phát chưa được đẩy lùi
D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm

Câu 13. Vào đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX kinh tế nước ta bị khủng hoảng kéo dài, điều này được biểu hiện ở:

A. Sản xuất không đủ cho tiêu dùng    B. Thiếu lương thực thường xuyên
C. Lạm phát luôn ở mức 3 con số       D. Kinh tế dựa trên nông nghiệp là chủ yếu

Câu 14. Cơ cấu kinh tế nước ta vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, có đặc điểm:

A. Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất, Nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất.
B. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất.
C. Nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất.
D. Nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất

Câu 15. Sự kiện nào có ý nghĩa lớn thể hiện xu thế hội nhập của nước ta mới diễn ra trong thế kỉ XXI là:

A. Trỏ thành thành viên của tổ chức ASEAN.   B. Trỏ thành thành viên của tổ chức APEC
C. Trỏ thành thành viên của tổ chức AFTA       D. Trỏ thành thành viên của tổ chức WTO

BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

I. Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp 3 nước (Trung Quốc, Lào, Campuchia). Trên biển giáp 8 nước (Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Indonexia, Brunay, Singapo, Thái Lan, Campuchia).

- Hệ tọa độ địa lí:

  • Trên đất liền : Từ 23023'B (Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang) → 8034'B (Đất Mũi – Ngọc Hiển, Cà Mau) Từ 102009'Đ (Sín Thầu - Mường Nhé – Điện Biên) → 109024'Đ (Vạn Thạnh,Vạn Ninh – Khánh Hòa)
  • Trên biển: Kéo dài tới vĩ độ 6050'B và từ 1010Đ → 117020'Đ trên biển Đông

- Vừa gắn liền với lục địa Á – Âu vừa thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

- Nằm ở múi giờ số 7

II. Phạm vi lãnh thổ (3 vùng)

Vùng đất

Vùng biển

Vùng trời

- Tổng diện tích phần đất liền và hải đảo là 331212 km2
- Có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền giáp với Lào, Trung Quốc, Campuchia
- Có 3260 km đường bờ biển, với 28 tỉnh, thành phố giáp biển → Thuận lợi phát triển kinh tế biển
- Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo ven bờ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa)

- Bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa (SGK).
- Diện tích: Khoảng 1 triệu km2

Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên lãnh thổ nước ta, được xác định bằng đường biên giới trên đất liền và ranh giới bên ngoài của lãnh hải, không gian các đảo trên biển

III. Ý nghĩa

Tự nhiên

Kinh tế

Văn hóa – Xã hội

Quốc phòng

- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Tạo nên sự phong phú, đa dạng về tài nguyên khoáng sản và sinh vật
- Tạo nên sự phân hóa đa dạng giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng với miền núi, giữa đất liền với hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán ...)

- Nằm ở ngã tư đường hàng hải và
hàng không quốc tế quan trọng, thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới
- Cửa ngõ ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, Tây Nam Trung Quốc, thuận lợi phát triển kinh tế các vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách hội nhập, mở cửa với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các
nước láng giềng và khu vực Đông Nam Á

- Có vị trí đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á
- Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ:

A. 23°23'B.       B. 23°24'B.
C. 23°25'B        D. 23°26'B

Câu 2. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Nam ở vĩ độ:

A. 8°34'B.         B. 8°36'B.
C.8°37'B.          D. 8°38'B

Câu 3. Việt Nam nằm trong múi giờ số:

A. 6.         B. 7.        C. 8.         D. 9

Câu 4. Tổng diện tích phần đất của nước ta (theo Niên giám thống kê 2006) là (km²):

A. 331 211.           B. 331 212.      C. 331 213.         D. 331 214

Câu 5. Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì:

A. Phần lớn biên giới nước ta nằm ở vùng núi.
B. Phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi...
C. Cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.
D. Thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.

Câu 6. Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?

A. Móng Cái.      B. Hữu Nghị.      C. Đồng Văn.        D. Lao Bảo

Câu 7. Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt – Trung?

A. Cầu Treo.        B. Lào Cai.      C. Mộc Bài.        D. Vĩnh Xương

Câu 8. Đường bờ biển nước ta dài (km):

A. 3260.        B. 3270.       C. 2360.          D. 3460

Câu 9. Quần đảo của nước ta nằm ở ngoài khơi xa trên biển Đông là:

A. Hoàng Sa.          B. Thổ Chu.         C. Trường Sa.          D. Câu A + C đúng

Câu 10. Nội thủy là:

A. Nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở
B. Có chiều rộng 12 hải lí
C. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí
D. Nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

0