14/01/2018, 23:14

Chế độ trực hè của giáo viên mầm non mới nhất 2017

Chế độ trực hè của giáo viên mầm non mới nhất 2017 Chế độ đãi ngộ cho giáo viên trong dịp hè Chế độ trực hè của giáo viên mầm non Giáo viên mầm non phải được nghỉ đủ 2 tháng hè. Như vậy nếu giáo viên đi ...

Chế độ trực hè của giáo viên mầm non mới nhất 2017

Chế độ trực hè của giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non phải được nghỉ đủ 2 tháng hè. Như vậy nếu giáo viên đi làm trong thời gian nghỉ hè sẽ được hưởng ưu đãi và chế độ đãi ngộ gì trong dịp hè. VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn qua bài viết dưới đây.

Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè

Chế độ làm việc của giáo viên mầm non

Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non 2017

Sở giáo dục nhiều tỉnh thành đã công khai kế hoạch về chế độ dành cho giáo viên mầm non trong thời gian nghỉ hè. Đồng thời phải thực hiện các chế độ lương, trợ cấp theo đúng quy định. Cụ thể gồm những yêu cầu như sau đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sư phạm mầm non:

Chế độ trực hè của giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non phải được nghỉ đủ 2 tháng hè

Giáo viên mầm non phải được nghỉ 2 tháng hè đúng như quy định, các cơ sở giáo dục – sư phạm mầm non phải có trách nhiệm bố trí công việc để giáo viên nghỉ đủ thời gian quy định.

Theo quy định tại Thông tư 48/2011/TT – BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non:

"Điều 3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên

1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo
đúng quy định.

Điều 4. Giờ dạy của giáo viên

1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần".

Chế độ đãi ngộ cho giáo viên trong dịp hè

Một số sở giáo dục tỉnh đã có quy định với các trường mầm non về chế độ đãi ngộ với giáo viên. Bao gồm công khai lương, trợ cấp cho giáo viên trong thời gian nghỉ hè. Lương công khai cho từng giáo viên theo hệ số lương và theo từng trình độ giáo viên tốt nghiệp trung cấp mầm non, cao đẳng SP Mầm non hay đại học ...

Nếu phụ huynh có nhu cầu gửi con trong dịp hè cần phải gửi đơn đăng ký với nhà trường. Nhà trường cần họp lấy ý kiến và thỏa thuận với giáo viên về chế độ, kinh phí dạy trong hè.

Nhà trường cần lập kế hoạch tổ chức dạy thêm hè, đảm bảo thời gian, chất lượng, trật tự, an ninh trong thời gian dạy hè. Thống nhất với phụ huynh về các khoản đóng góp.

Thời gian diễn ra các hoạt động dạy thêm hè là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm.

Phụ cấp ưu đãi giáo viên mầm non

Hệ số lương giáo viên mầm non không cao nên rất nhiều thầy cô giáo gặp khó khăn trong đời sống hàng ngày và phải làm thêm nhiều việc khác nhau để duy trì được niềm đam mê với nghề. Chính vì vậy, Bộ giáo dục & Đào tạo đã ra văn bản về phụ cấp ưu đãi giáo viên, nhằm hỗ trợ thêm cho các giáo viên nói chung và các giáo viên mầm non nói riêng. Với phụ cấp ưu đãi giáo viên, các giáo viên mầm non sẽ thoải mái hơn trong cuộc sống và có thể dành nhiều thời gian cho công việc của mình. Vậy với chế độ phụ cấp ưu đãi, các giáo viên sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Mức phụ cấp cho giáo viên mầm non

Theo quyết định về phụ cấp ưu đãi giáo viên số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, thì đối với mỗi khu vực khác nhau giáo viên mầm non sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi giáo viên khác nhau và có hiệu lực từ cuối năm 2004:

  • Đối với các giáo viên mầm non đang trực tiếp giảng dạy tại đồng bằng, thành phố, thị xã... thì sẽ nhận được mức phụ cấp là 35%.
  • Đối với giáo viên mầm non đang giảng dạy trực tiếp tại các trường mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện sống khó khăn thì sẽ nhận được mức trợ cấp là 50%.

Ai được hưởng chính sách này

Chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên sẽ dành cho cả giáo viên đang giảng dạy tại các trường công lập và tư thục:

  • Đối với các giáo viên mầm non đang hoạt động tại các trường công lập thì sẽ được hưởng theo chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên đúng theo quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo Việt Nam.
  • Đối với các giáo viên tư thục thì sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi giáo viên tùy thuộc vào tình hình tài chính của trường, theo chính sách đãi ngộ của trường hoặc theo những cống hiến của giáo viên đối với trường.
0