13/01/2018, 20:30

Đề cương, hướng dẫn ôn tập học kì 1 lớp 7 môn Tin học, Công nghệ năm 2015

Đề cương, hướng dẫn ôn tập học kì 1 lớp 7 môn Tin học, Công nghệ năm 2015 . A. Đề cương ôn tập đề kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: CÔNG NGHỆ 7 NĂM HỌC 2015 – 2016 1: Vì sao đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng. đất nào có khả năng giữ nước và ...

Đề cương, hướng dẫn ôn tập học kì 1 lớp 7 môn Tin học, Công nghệ năm 2015

.

A. Đề cương ôn tập đề kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN:  CÔNG NGHỆ 7

 NĂM HỌC 2015 – 2016

1:  Vì sao đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng. đất nào có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất?

Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ vào các hạt: cát, sét, limon và chất mùn. Đất sét là đất có khả năng giữa nước và chất dinh dưỡng tốt nhất

2:  Hãy nêu các công việc làm đất   và cho biết tác dụng của các công việc đó?

Các công việc làm đất  : cày đất , bừa và đập đất, lên luống

– Cày đất: Là  xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20-30cm làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, vùi lấp cỏ dai

– Bừa và đập đất : làm nhỏ đất ,thu gom cỏ dại  trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng

– Lên luống : để dễ chăm sóc , chống ngập úng ,tạo tầng đất dày cho cây phát triển

3:  Phân bón là gì?. Nêu cách bảo quản các loại phân bón thông thường ?

Là  ‘’thức ăn ‘’do con người bổ sung cho cây trồng

Đối với phân hoá học:  Không để lẫn các loại phân với nhau. Để nơi cao ráo thoáng mát và đựng trong chum vạị sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilong

Đối với phân chuồng: bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống dùng bùn ao trát kín

4:  Nêu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.tại sao nói phòng là chính. Trình bày phương  pháp thủ công nêu ưu và nhươcvà điểm điểm của biện pháp này trong phòng trừ sâu bệnh ?

Phòng là chính

-Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

– Sử dụng tổng hợp các

Vì : ít tốn công, cây sinh trưởng tốt , sâu bệnh ít , gía thành thấp

Phương  pháp thủ công : dùng bãy đèn, vợt ,dùng tay, bả độc

Ưu điểm ; Đơn giản, dễ thực hiên, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh

Nhược điểm :  hiệu quả thấp (nhất là khi sâu ,bệnh phát sinh nhiều ) và tốn nhiều công

5 : Trình bày các luu ý khi sử dụng thuốc hóa học.Giải thích nguyên nhân ngộ độc thuốc trừ sâu ?

Lưu ý :  Sử dụng đúng loại , nồng độ và liều lượng thuốc, khi phun phải đều , đúng hướng gió và khi phum phải đeo khẩu trang, đi gang tay, giày ủng, đeo kính ….

Nguyên nhân ngộ độc : Do ăn rau ,quả có thuốc trừ sâu không rủa sạch, do không đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc và phun thuốc không đúng kĩ thuật

 Câu 6 :Thế nào là tỉa và dặm cây. Nêu mục đích của việc tỉa và dặm cây .Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì ?

  • Tỉa cây : Là loại bỏ cây yếu ,bị sâu, bệnh.
  • Dặm cây : là tiến hành dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết
  • Mục đích : để đảm bảo mật độ, khoảng cách của cây trên ruộng
  • Mục đích của làm cỏ , vun xới ; Diệt cỏ dại ,làm cho đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước ,bốc mặn , bốc phèn, chống đổ

7: Thế nào là thời vụ gieo trồng. ở nước ta có mấy vụ gieo trồng chính .Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì ? ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thường xử lí theo cách nào?

  • Mỗi loại cây đều được gieo vào một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó gọi là “thời vụ”
  • Ở nước ta có ba vụ : Vụ đông xuân ,hè thu , vụ mùa
  • Xử lí hạt giống có tác dụng dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu bệnh có ở hạt
  • Có và thường xử lí bằng nhiệt độ

8 : Trình bày qui trình sản xuất giống cât trồng bằng hạt?

Năm thứ 1. Gieo nhất giống đã phục tráng và chon ra cây có đặc tính tốt.

Năm thứ 2 : hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

Năm thứ 3 : Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng

Năm thứ 4 : Từ giống nguyên chủng nhân thành giống  sản xuất đại trà

9 :Nêu mục đích và phương pháp chế biến nông sản ?

  • Mục đích : chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản
  • Các phương pháp chế biến : sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột , muối chua, đóng hộp

B.Đề cương ôn tập đề kiểm tra học kì 1 môn Tin học lớp 7

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I – MÔN: TIN HỌC 7 

1) Cấu trúc đề kiểm tra:

  • Hình thức đề: Tự luận và trắc nghiệm.
  • Thời gian làm bài: 45 phút.

2) Câu hỏi ôn tập:

Các dạng câu hỏi sau:

A – PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1: Trong các câu sau đây, câu nào là phần mềm bảng tính?

a. Window                   b. Microsoft Word

c. Microsoft Excel           d. Tất cả sai

2: Miền làm việc chính của bảng tính là

a. Thanh công thức, hộp tên

b. Gồm các cột và các hàng

c. Tập hợp các ô bảng tính theo chiều ngang

d. Tập hợp các ô bảng tính theo chiều dọc

3: Muốn lưu bảng tính với tên khác, em thực hiện:

a. Chọn File, Save gõ lại tên khác

b. Chọn File, Save As và gõ lại tên khác

c. Câu a và b đúng

d. Câu a và b sai

4: Công thức = B1 + C3 được đặt trong ô C4. Nếu ta sao chép công thức này sang ô D4 thì công thức trong ô D4 sẽ là:

a. = C2+ C3                      b. = C1+ D3

c. = D3 + C4                     d. Câu A, B và C đều sai

5: Trên bảng tính, khi muốn di chuyển để thay đổi ô được kích hoạt em phải

a. Dùng các phím mũi tên để di chuyển     b. Sử dụng chuột để di chuyển

c. Dùng phím Backspace để di chuyển        d. Câu a, b đúng

6: Khi mở một bảng tính mới em thường thấy có

a. Một trang tính             b. Hai trang tính

c. Ba trang tính                 d. Bốn trang tính

7: Khối ô có thể là

a. Một ô                        b. Một dòng

c. Một cột                    d. Tất cả đều đúng

8: Câu nào sau đây là sai?

Khi nhập dữ liệu vào bảng tính thì

a. Dữ liệu kí tự sẽ mặc nhiên căn trái trong ô

b. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn phải trong ô

c. Cả a và b sai

d. Cả a và b đúng

9: Khi nhập công thức vào ô, em phải gõ trước công thức dấu:

a. Dấu cộng (+)                b. Dấu ngoặc đơn ( )

c. Dấu bằng (=)                d. Dấu # .

10: Kí hiệu phép nhân và phép chia trong chương trình bảng tính kí hiệu là:

a. Dấu .:                 b. Dấu ./

c. Dấu *:               d. Dấu */

11: Để kích hoạt ô D200 nằm ngoài phạm vi màn hình (em không nhìn thấy), ngoài cách dùng chuột và các thanh cuốn em có thể:

a. Gõ địa chỉ vào thanh công thức

b. Gõ địa chỉ D200 vào hộp tên

c. Nháy chuột tại nút tên cột D

d. Nháy chuột tại nút tên hàng 200

12: Cho bảng tính:bai12

A. Kết quả công thức =(A1- B1)*C1 là

a. 29      b. 18

c. 27      d. – 37


B.Kết quả công thức =B3/A3 +C3 là

a.11                          b. 12

     c. 13                        d. 14

13: Cách nhập nào sau đây không đúng?

a. =AVERAGE(A2:A7)                b. =average(A2:A7)

c. =Average(A2:A7)                   d. =Average  (A2:A7)

14: Cho bảng tính: bai13

A. Để tính cột tổng ta dùng công thức:

a. =Sum(C2+G2)                     b. =Sum(C2:G2)

c. =Sum (C2:G2)                    d. sum (C2:G2)


B.Để tính cột trung bình, em dùng công thức:

a. =Average(C5:H10)                      b. =Average(C5:H10)/5

c. =Average(C2:G2)/5                     d. =Average(C2:G2)


C.Để tìm điểm lớn nhất trong các môn học ta dùng công thức:

a. =Max(C2,G2)              b. Max(C2:G2)

c. = Max(C2:G2)             d. =Max  (C2:G2)


D.Để tìm điểm nhỏ nhất trong các môn học ta dùng công thức:

a. =Min(C2,G2)                    b. Min(C2:G2)

c. = Min (C2:G2)                  d. = Min(C2:G2).

15: Khi viết sai tên hàm trong tính toán, chương trình báo lỗi:

a. #VALUE?                  b. #NAME?

c. #DIV/0?                   d. #N/A!

16: Nếu trong một ô tính có các kí hiệu #####, điều đó có nghĩa gì?

a. Công thức nhập sai

b. Hàng chứa ô đó có độ cao quá thấp nên không hiển thị hết chữ số

c. Cột chứa ô đó có độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết chữ số

d. Cả 3 câu đều đúng

17: Muốn chọn hai khối không kề nhau ta nhấn cần nhấn giữ phím:

a. Shift          b. Alt                    c. Enter                 d. Ctrl

18: Có mấy bước thực hiện nhập công thức vào ô tính?

a. 2 bước        b. 3 bước         c. 4 bước          d. 5 bước

19 : Chọn câu đúng trong các câu sau đây :

a. Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lý nhiều dạng dữ liệu khác nhau.

b. Chương trình bảng tính chỉ có khả năng lưu giữ và xử lý dữ liệu số.

c. Chương trình bảng tính chỉ có khả năng lưu giữ và xử lý dữ liệu dạng văn bản.

d. Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau.

20: Em có thể lưu bảng tính trên máy tính bằng cách xử dụng lệnh :

a. File → Save                                b. File → Frint

c. File → Open                              d.    File → Close

21: Để chọn đối tượng trên trang tính ,em thực hiện như thế nào ?

Hãy nối cột A với cột B để được phương án đúng .

AB
1. Chọn một ôa. nháy chuột tại nút tên hàng
2. Chọn một hàngb. nháy chuột tại nút tên cột
3. Chọn một cộtc. đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột .

22: Để tính tổng giá trị trong các ô C1 và C2, sau đó chia cho giá trị trong Ô B3 . Công thức nào đúng trong các công thức sau đây :

a. = (C1 + C2 ) B3 ;              b.      (C1 + C2 ) / B3;

c. = C1 + C2 B3   ;               d. = (C1 + C2 ) / B3.

23: Cách nhập hàm nào sau đây là sai :

a. = MIN(A1,A2,A3);              b. = MIN(A1:A3);

c. = MIN(A1:A2,A3);              d. = MIN (A1:A3).

24: Giả sử cần tính trung bình cộng giá trị của các ô B1,C1và E1 .

Công thức nào trong các công thức sau đây là sai :

a. = SUM(B1,C1,E1)/3;                  b. = AVERAGE (B1,C1,E1);

c. = (B1+C1+E1)/3;                     d . = AVERAGE (B1: C1,E1)

25: Muốn sửa dữ liệu trong 1 ô tính mà không cần nhập lại ta phải thực hiện như thế nào ?

a. Nháy đúp chuột trên ô tính và sửa dữ liệu

b. Nháy chuột trên ô tính và sửa dữ liệu

c. Nháy chuột đến ô cần sửa và nhấn phím F2

d. Cả ba phương án a, b và c

26: Để mở 1 trang tính mới ta phải thực hiện như thế nào ?

a. File → New ;                         b. File → Exit ;

c. File →Open;                        d. File → Close;

27: Ô tính A1 có nội dung =AVERAGE(C10:C12). Nếu dùng công thức thì sẽ là:

a. =(C10+C11+C12)/3                c. =C10+C11+C12

b. =(C10:C12)/3                        d. =SUM(C10:C12)

28: Ô tính C3 có công thức =A3+B3. Nếu em sao chép ô C3 sang ô C5 thì ở ô C5 sẽ là:

a. =A3+B3       b. =A5+B5            c. =C6+D3           d. =B3+A3

29: Địa chỉ của khối ô đang được chọn là:bai29

a. A1,C5          b. A1;C5

c. A2.C5         d. A1:C5

30: Để xóa hàng hay cột ta dùng lệnh:

a. Delete                       b. Edit → Delete

c. File → Open               d. File → Close

31: Cho bảng tính:bai30

A. Kết quả công thức =A1-B1+C1 là

a. -8          b. 8       c. 6                    d. -6


B.Kết quả công thức =A3*B3-C3 là

a. 79           b. 70     c. 69              d. 68

32: Để sao chép dữ liệu trong ô hoặc khối ô ta dùng lệnh :

a. Cut, Paste                     b. File, save

c. Copy, Paste                  d. Edit, delete

33: Phần mềm Typing Test dùng để:

a. Luyện gõ phím nhanh bằng 10 ngón tay

b. Học địa lý thế giới

c. Học toán học

d. Học vẽ hình hình học động

34: Để chèn thêm hàng ta dùng lệnh:

a. Insert / Rows                   b. Insert / Columns

c. Table / Columns                d. Table / Rows

B – PHẦN TỰ LUẬN:

1: Chương trình bảng tính là gì?

2: Nêu các bước nhập công thức vào ô tính? Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay chứa giá trị cụ thể? Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong công thức.

3: Hãy nêu sự khác biệt giữa việc sao chép nội dung của một ô có công thức chứa địa chỉ và và một ô có công thức không chứa địa chỉ.

4: Hãy nêu các bước thực hiện thao tác di chuyển dữ liệu.

0