Đáp án và đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 của THPT chuyên Lý Tự Trọng 2016
Đáp án và đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 của THPT chuyên Lý Tự Trọng 2016 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 của trường THPT chuyên Lý Tự Trọng năm 2016: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ. SỞ GIÁO DỤC ...
Đáp án và đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 của THPT chuyên Lý Tự Trọng 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 của trường THPT chuyên Lý Tự Trọng năm 2016: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ CHÍNH THỨC | KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 –2016, Môn: Ngữ Văn – Lớp 10 Thời gian: 90 phút Đề gồm 2 phần trên 01 trang |
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Nếu đất mẹ xót xa không thấy biển?
Biển yêu thương che chở suốt ngàn đời
Hồn dân Việt lắng trong hồn sóng biển
Tiếng dân ca còn mặn muối trùng khơi.”
(Nếu đất Việt đau thương không thấy biển? – Nguyễn Việt Chiến)
1 (0.5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
2 (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
3 (1.0 điểm) Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ đó.
4 (1.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, cơ bản, trang 129)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VĂN LỚP 10
THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
1. (0.5 điểm)
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2. (0.5 điểm)
Nội dung chính của đoạn thơ trên là tình cảm xót xa, nỗi âu lo của tác giả cho vận mệnh của biển, đảo quê hương.
Câu 3. (1.0 điểm)
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: biện pháp nhân hóa (đất mẹ xót xa, biển yêu thương che chở, hồn sóng biển); điệp từ “biển” (0.5 điểm)
– Hiệu quả biểu đạt: Bộc lộ, nhấn mạnh tình cảm xót xa, nỗi âu lo của tác giả trước vận mệnh của biển, đảo quê hương. (0.5 điểm)
Câu 4. (1.0 điểm)
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, chặt chẽ và phải trình bày được suy nghĩ của bản thân về tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ.
Phần II: Tự luận (7.0 điểm)
1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài phân tích tác phẩm văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Bài làm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trưng Âm, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng, ông đỗ Trạng nguyên năm 1535 và ra làm quan dưới triều nhà Mạc. Ông đã để lại cho đời tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ca ngợi ý chí thành cao của kẻ sĩ và biểu dương quan niệm sống nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội đương thời.
Hai câu thơ đầu phản ánh cuộc sống nhàn nhã, ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Câu thơ đưa ta trở về với cuộc sống chất phác đơn sơ của cái thời “tạc tỉnh canh điền ” (đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn) xa xưa. Quan Trạng đang áo mũ xênh xang, chức lớn, bổng lộc nhiều, ấy vậy mà bỗng dưng rũ bỏ tất cả để trở về với đời sống “tự cung tự cấp” thì cũng đã là: một sự ngông ngạo trước thói đời hám danh, hám lợi. Ngông ngạo mà không ngang tàng, cứ thuần hậu, nguyên thủy, chân chất nông dân:
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Nguyên Bỉnh Khiêm cáo quan, trở về quê nhà tức là trở về với thiên nhiên. Sống hòa hợp với thiên nhiên có nghĩa là đã thoát khỏi vòng tranh đua của thói tục, không còn bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn được an nhiên, khoáng đạt:
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Ở một bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
(Thơ Nôm)
Cuộc sống của bậc đại nhân ở am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao biết mấy:
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải nhằm mục đích trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể chất, quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân, ông cho rằng sống nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà ông gọi là chốn lao xao. Nhàn là sống hoà hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để tu tâm dưỡng tính. Nguyễn Bĩnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm thương nước lo dân. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến đương thời đã có những biểu hiện suy vi về đạo đức thì quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang nhiều yếu tố tích cực.
Chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện khá rõ nét qua bài thơ nhàn. Từ bức chân dung giản dị, mộc mạc ấy toát lên vẻ đẹp nhân cách caơ quý, vẻ đẹp trí tuệ tuyệt vời của bậc đại Nho mà tên tuổi lưu danh muôn thuở.