23/02/2018, 07:31

Đáp án đề thi Hóa học kì 1 lớp 9 tuyển chọn: Cho 13,8 gam kim loại M phản ứng với khí clo dư…

Tham khảo đề kiểm tra chất lượng cuối kì 1 lớp 9 môn Hóa – Hòa Bình. Đề thi có đáp án với cấu trúc 5 câu tự luận, thời gian làm bài 45 phút. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN: HÓA HỌC 9 (Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2,0đ) ...

Tham khảo đề kiểm tra chất lượng cuối kì 1 lớp 9 môn Hóa – Hòa Bình. Đề thi có đáp án với cấu trúc 5 câu tự luận, thời gian làm bài 45 phút.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2016 – 2017

MÔN: HÓA HỌC 9

(Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1:( 2,0đ)

a. Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học?

Hãy giải thích.

b. Tại sao không nên dùng xô, chậu nhôm để đựng nước vôi trong?

Câu  2: ( 2,0đ) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:

Câu 3: ( 2,0đ)

Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch không màu sau: NaOH, Ba(OH)2, H2SO4 và K2SO4.

Câu  4: ( 2,0đ)

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho:

a. Đinh sắt(Fe) vào dung dịch CuCl2.

b. Dây Ag vào dung dịch Al2(SO4)3.

c. Viên kẽm (Zn) vào dung dịch HCl.

d. Lá Mg vào dung dịch Na2CO3

Câu 5: ( 2,0đ)

Cho 13,8 gam kim loại M phản ứng với khí clo dư thu được 35,1 gam muối. Hãy xác định kim loại M, biết rằng M có hóa trị I.

……………………………Hết……………………………

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I

Câu

Đáp án

Biểu điểm
Câu 1

2,0đ

a.     Dẫn khí clo vào nước xảy ra cả hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học:

+ Hiện tượng vật lí: Clo tan trong nước nên nước clo có màu vàng, mùi hắc của khí clo

+ Hiện tượng hóa học: Clo phản ứng nước sinh ra chất mới

Cl2   +  H2O   —>   HCl      +   HClO

b.     Không nên dung xô, chậu Al để đựng nước vôi trong vì Al tan trong kiềm,  nước vôi trong có tính kiềm nên chúng sẽ có phản ứng với nhau

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 2

2,0 đ

(1)   2Fe   +  3Cl2   –t°->     2FeCl3

(2)  FeCl3   + 3NaOH —> Fe(OH)3  + 3NaCl

(3)  2Fe(OH)3  + 3H2SO4  —> Fe2(SO4)3   +   6H2O

(4)   Fe2(SO4)3   +    3BaCl2  —> 2FeCl3   +  3BaSO4

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 3

2,0đ

+ Lấy ở mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ vào giấy quỳ tím, nếu:

– Quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì đó là H2SO4

– Quỳ tím chuyển sang màu xanh thì đó là Ba(OH)2, NaOH

– Quỳ tím không chuyển màu thì đó là K2SO4

+ Dùng K2SO4 hoặc H2SO4 cho vaqo 2 mẫu thử còn lại:  mẫu nào có kết tủa trắng xuất hiện thì đó là Ba(OH)2

Ba(OH)2   + H2SO4    —>  BaSO4   +   2H2O

Không có hiện tượng gì là NaOH

 

 

1,0đ

0,5đ

0,5đ

 

 

Câu 4

2,0đ

  a. Thả đinh sắt(Fe) vào dung dịch CuCl2: Có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

Fe +     CuCl2 —>  FeCl2   +   Cu

     (trắng xám)     (xanh lam)                            (lục nhạt)        (đỏ)

b. Thả dây Ag vào dung dịch Al2(SO4)3: không có hiện tượng gì

c. Thả viên Zn vào dung dịch HCl: Có khí bay lên

Zn  +   2HCl  —>   ZnCl2  + H2

d. Thả lá Mg vào dung dịch Na2CO3: không có hiện tượng gì

 

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 5

2,0 đ

–         Phương trình phản ứng:

2M   +  Cl2   –t°->    2MCl

– Ta có:     2.M g                  2.(M + 35,5) g    

                13,8 g                        13,8 g

2.M. 13,8 = 2.(M + 35,5). 13,8

M = 23. Vậy M là Na

 

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0