Đánh giá về khả năng cạnh tranh hàng công nghiệp
Tiêu đề : Thực hiện vốn đầu tư trong công nghiệp và các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp Nguyên nhân thực hiện vốn đầu tư thấp là do nhiều dự án lớn được dự kiến triển khai trong kỳ kế hoạch ...
Tiêu đề : Thực hiện vốn đầu tư trong công nghiệp và các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp
Nguyên nhân thực hiện vốn đầu tư thấp là do nhiều dự án lớn được dự kiến triển khai trong kỳ kế hoạch nhưng tiến độ thực hiện chậm như: Nhà máy lọc dầu số 1, các dự án điện chạy than, xi măng (xi măng Hải Phòng mới, Tam Điệp), thép (dự án cán nóng thép tấm, dự án phôi thép phía Bắc), giấy (dự án cải tạo nhà máy giấy Bãi Bằng, dự án giấy Thanh Hoá, dự án bột giấy kon Tum), phân bón (đạm Cà Mau, dap, đạm từ than). Các dự án lớn bị chậm do nguyên nhân chủ yếu là dự án quá phức tạp, quá mới vợt qua khả năng tiếp nhận của nước ta về mặt vốn, trình độ quản lý, sự bất đồng ý kiến, nguy cơ dẫn đến tiêu cực cao.
Một số dự án đầu tư hoàn thành đã đa vào sản xuất được đánh giá cụ thể trong từng ngành công nghiệp như dự án đầu tư nguồn điện, lới điện 500Kv, 220 Kv, đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, các dự án thuộc ngành thép, dệt may, chế biến cao su...
Đánh giá vốn đầu tư ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2003
Đơn vị: tỷ đồng
Trong 3 năm qua, Chính phủ đã tiến hành sửa đổi, bổ sung, ban hành và triển khai nhiều chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nhằm điều chỉnh các bất hợp lý trong sản xuất và kinh doanh, thúc đẩy sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp và tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng hơn, giảm chi phí giao dịch kinh doanh, góp phần tích cực mở rộng sản xuất công nghiệp trong nước và mở rộng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp như:
- Sửa đổi bổ sung Nghị định ban hành kèm theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước: Các ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng vào những ngành và khu vực được khuyến khích dới các hình thức như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế sử dụng vốn, miễn thuế nhập khẩu vật tư thiết bị tạo tài sản cố định khi thực hiện các dự án đầu tư, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ). Số doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư tăng đáng kể, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc (Lào Cai, Thái Nguyên).
- Cung cấp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu dới các hình thức như: cho vay ngắn, trung và dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Quyết định 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ). Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thông qua thưởng xuất khẩu theo giá trị, chủng loại sản phẩm và thị trường xuất khẩu mới cũng tạo ra động lực mạnh mẽ tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp;
- Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh đối với một số ngành như: đóng tàu, dệt may, các sản phẩm cơ khí trọng điểm, phân bón dới hình thức cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp 3%, ưu đãi về thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng (Quyết định 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001; Quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 02/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ). Điều đó đã khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị và nâng cao được năng lực sản xuất.
- Khuyến khích phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới công nghệ như: triển khai các chương trình trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ tự động hoá; chính sách khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư phát triển khoa học và công nghệ dới hình thức hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho việc phát triển công nghệ bằng nguồn vốn ngân sách. Xây dựng chương trình hành động phát triển và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất (Quyết định số 188/2002/QĐ-TTg ngày 31/12/2002).