Đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam
THỰC TRẠNG ATMT TRONG SỬ DỤNG LPG Ở VIỆT NAM LPG chính thức có mặt trở lại thị trường Việt Nam vào năm 1994 [69]. Bên cạnh vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, chế biến và sử dụng LPG cũng tiềm ẩn nhiều nguy ...
THỰC TRẠNG ATMT TRONG SỬ DỤNG LPG Ở VIỆT NAM
LPG chính thức có mặt trở lại thị trường Việt Nam vào năm 1994 [69]. Bên cạnh vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, chế biến và sử dụng LPG cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây SCMT. Ở nước ta, do công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí cũng như việc sử dụng LPG mới phát triển trong những năm gần đây, nên sự cố trong sử dụng LPG trong thời gian qua chưa ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, nhưng những sự cố vừa và nhỏ đã xảy ra trong sử dụng LPG thời gian qua cũng cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra những thảm hoạ nếu chúng ta không có những biện pháp phòng ngừa. Nhiều sự cố trong sử dụng LPG đã được ghi nhận như trong phần 4.2.3.
- Nhận thức về mức độ nguy hiểm và ý thức phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam chưa cao:
Hình 4.23, 4.24, 4.25 cho thấy người sử dụng do không nhận thức được mức độ nguy hiểm của LPG nên đã đặt bình chứa LPG ngay sát cạnh lò đốt và mồi lửa gây nguy hiểm cho tính mạng bản thân và cộng đồng
Hình 4.23: Sử dụng bình gas cạnh lò đốt trên xe ô tô | Hình 4.24: Sử dụng bình gas cạnh lò nấu sơn | Hình 4.25: Sử dụng gas để đốt và nấu liên hoàn |
Tác giả luận án đã tiến hànhkhảo sát thực trạng công tác bảo đàm an toàn, phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG tại Tp.Hồ Chí Minh năm 2009 với số lượng 45 đại lý kinh doanh gas và 500 người sử dụng trực tiếp nhằm mục đích khảo sát nhận thức và ý thức của người sử dụng gas về ATLĐ, BVMT và PCCN; nguy cơ gây sự cố và những sự cố đã xảy ra trong sử dụng LPG tại Tp.Hồ Chí Minh [57]. Do giới hạn về kinh phí nên khảo sát chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp (danh sách các đại lý và hộ gia đình được phỏng vấn trình bày trong phụ lục VIII). Sau đây là kết quả khảo sát tình hình sử dụng LPG tại thành phố Hồ Chí Minh trên số lượng đối tượng và phạm vi khảo sát:
Kết quả khảo sát đối tượng sử dụng trực tiếp LPG trong hộ gia đình được trình bày trong hình 4.26
Người trưởng thành (NTT) đủ khả năng để xử lý kịp thời các sự cố khi xảy ra nếu như được trang bị đầy đủ kiến thức chiếm 96% số người sử dụng. Khoảng 4% số người sử dụng không đủ kiến thức về an toàn trong sử dụng LPG tại gia đình. |
Hình 4.26: Đối tượng sử dụng LPG gia đình
- Nhận thức của người sử dụng
- Về phía người dân: kiến thức của người dân về ATMT trong sử dụng LPG còn hạn chế. Các đại lý phân phối gas chưa hướng dẫn cách sử dụng an toàn khi cung cấp gas cho người dân. Các đại lý chỉ hướng dẫn khi người dân yêu cầu và cũng chỉ hướng dẫn sơ bộ. Nhận thức của đa số người dân chỉ dừng lại ở chỗ: sử dụng gas thì có thể sẽ gây cháy, nổ nhưng không biết mức độ nguy hiểm thế nào?
- Về phía các cơ sở kinh doanh gas: Phần lớn các đại lý đều quan tâm đến các vấn đề an toàn cháy, nổ tại cơ sở. Các đại lý đều có dụng cụ chữa cháy tại chỗ, có mối liên hệ với đội chữa cháy gần nhất, có huấn luyện an toàn, PCCC cho nhân viên. Tuy nhiên, mức độ am hiểu các tiêu chuẩn an toàn gas còn hạn chế.
- Gần 80% số đối tượng được khảo sát không nhận thức được việc đánh giá các SCMT có thể xảy ra trong sử dụng LPG và dự báo mức độ thiệt hại về tài sản, con người và môi trường xung quanh.
Kết quả khảo sát về sự cố trong sử dụng gas với đối tượng là hộ gia đình được trình bày trong hình 4.27
Hình 4.27: Tình hình sự cố trong sử dụng LPG
- Các nguy cơ có thể gây sự cố gồm có nguồn nhiệt, nguồn điện, hóa chất và một số nguy cơ khác. Trong đó nguồn nhiệt có nguy cơ cao nhất.
Hình 4.28 cho thấy nhận thức của người sử dụng LPG về đánh giá nguy cơ gây sự cố và phương án phòng chống.
Hình 4.28: Nhận thức của người dân về sự cố trong sử dụng LPG |
- Các sự cố rò rỉ và cháy, nổ là nguy cơ xảy ra lớn nhất. Thiệt hại về tài sản và tác động môi trường do cháy, nổ là chủ yếu.
- Phương án ứng cứu khẩn cấp trong các trường hợp xảy ra sự cố là cứu hỏa tại chỗ bằng bình cứu hỏa và kết hợp đơn vị PCCC địa phương.
- 18% số phiếu khảo sát trả lời có xảy ra sự cố trong sử dụng LPG tại gia đình. Tuy mức độ sự cố không lớn nhưng cũng cảnh báo những sự cố lớn trong sử dụng gas có thể xảy ra trong tương lai nếu không có biện pháp phòng ngừa.
- Các cơ sở kinh doanh và sử dụng gas đều có kiến thức cơ bản và ý thức trong việc bảo đảm an toàn nhưng chưa đủ để phòng ngừa sự cố và lợi nhuận kinh doanh có thể làm họ cố tình hay vô tình quên đi những vấn đề trên. Mức độ nhận thức về công tác huấn luyện an toàn và bảo hiểm cháy, nổ trong sử dụng LPG của các doanh nghiệp kinh doanh LPG được trình bày trong hình 4.29. Hình 4.30 trình bày kết quả khảo sát về nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG trong phạm vi khảo sát.
Hình 4.29: Nhận thức về phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG Hình 4.30: Nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG |
- Công tác quản lý ATMT ở Việt Nam còn bất cập:
Cho đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các TCVN về an toàn, PCCN và BVMT có liên quan tới LPG ở Việt Nam đã được ban hành khá nhiều (danh mục các TCVN về ATMT trong sử dụng LPG được trình bày trong phụ lục XI) và đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về ATMT trong sử dụng LPG ở nước ta. Nhưng có sự không thống nhất giữa các văn bản này, gây chồng chéo trong quản lý, gây lúng túng trong thực hiện ở cơ sở.
Công tác quản lý Nhà nước trong chế tạo, lắp đặt, sửa chữa các TBAL đã không được kiểm soát chặt chẽ từ nhiều năm nay do có những cơ chế thông thoáng của Nhà nước về cải tiến thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp chế tạo TBAL. Thực tế quản lý an toàn trong sử dụng LPG cho thấy: hầu hết các cơ sở sử dụng các bồn chứa LPG công nghiệp là những đơn vị thuê bồn (bên A), có tâm lý cho rằng, trách nhiệm bảo đảm an toàn đối với những bồn này thuộc về công ty cho thuê bồn (bên B), nên ít quan tâm tới việc kiểm định bồn chứa LPG. Hơn nữa, bên A, cũng do giới hạn về nhân sự, thường ít có cán bộ kỹ thuật có kiến thức chuyên môn về an toàn LPG nên có tâm lý “khóan trắng” vấn đề an toàn bồn chứa LPG cho bên B. Mặt khác, bên B, vì lợi nhuận, có nơi, có lúc đã xem nhẹ các yêu cầu bảo đảm an toàn trong lắp đặt bồn chứa LPG. Các tiêu chuẩn về ATMT trong sử dụng LPG ở Việt Nam được tham khảo từ các tiêu chuẩn nước ngoài như tiêu chuẩn Australia [109], tiêu chuẩn Hồng Kông [114], tiêu chuẩn Hoa Kỳ [147], [148] nên có một số điều không phù hợp với thực tế sử dụng LPG ở Việt Nam. Ví dụ: các tiêu chuẩn này cho rằng nguy cơ nổ hơi do chất lỏng sôi dãn nở (BLEVE) đối với bồn chứa LPG được xem là nguy hiểm nhất. Vấn đề này cũng đang được áp dụng để đánh giá SCMT trong chế biến và sử dụng LPG ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, sự cố nổ do thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc do tác động cơ học từ bên ngoài mới là những nguy cơ cần đặc biệt lưu ý, do những điều kiện đặc thù trong sử dụng LPG ở nước ta.
- Do điều kiện kinh tế, thói quen, tâm lý tiêu dùng nên người sử dụng chủ yếu quan tâm tới giá cả, ít quan tâm tới chất lượng;
- Tai nạn giao thông (đường bộ, đường sắt và đường thủy) ngày càng gia tăng;
Thêm vào đó, thời gian qua ở nước ta đã xảy ra một số sự cố trong vận chuyển LPG. Điển hình là sự cố xe bồn chở 20 tấn gas bị lật ở Hà Nội ngày 7/5/2007 (hình 4.25) như đã trình bày trên đây và sự cố xe bồn chở LPG bị nghiêng khi đang lưu thông trên quốc lộ 5 thuộc địa phận tỉnh Hải Dương ngày 12/3/2007 (hình 4.31). | Hình 4.31: Hình ảnh xe bồn bị sự cố tại Hải Dương năm 2007 |
Những đặc điểm trong sử dụng LPG ở Việt Nam như đã trình bày cũng giống với đặc điểm trong sử dụng LPG ở những nước có điều kiện KT-XH tương tự như: Bangladesh [107], India [108], Malaysia [129], Srilanca [140] ...
NGUYÊN NHÂN GÂY SỰ CỐ TRONG SỬ DỤNG LPG Ở VIỆT NAM
Để xác định nguyên nhân và hậu quả các sự cố trong sử dụng LPG có thể có các phương pháp như: phương pháp phân tích vận hành và xác định mối nguy hại, phân tích các kiểu hỏng hóc và tác động, phân tích khẩn cấp và những tác động của các kiểu hỏng hóc, sơ đồ nguyên nhân – hậu quả, phương pháp phân tích cây sự kiện (Event tree analysis - ETA), phương pháp phân tích cây sai lầm (Fault tree analysis – FTA). Trong khuôn khổ luận án, tác giả chọn phương pháp phân tích cây sự kiện (ETA) và cây sai lầm (FTA) để xác định nguyên nhân và hậu quả nguy hại vì đây là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hình 4.32 trình bày cây sự kiện và sai lầm trong sử dụng LPG.
NGUYÊN NHÂN GÂY SỰ CỐ TRONG SỬ DỤNG LPG Ở VIỆT NAM
Phần tiếp theo của luận án sẽ phân tích chi tiết một số vấn đề trong cây sự kiện và cây sai lầm trên đây.
Do người sử dụng LPG
Thực tế sử dụng LPG ở Việt Nam cho thấy người sử dụng không nhận thức được đầy đủ mức độ nguy hại của LPG nên đã xảy ra nhiều sai sót trong lắp đặt bồn chứa LPG như: vị trí đặt bồn và trạm nạp không đảm bảo khoảng cách an toàn, nằm gần khu dân cư, gần trạm cung cấp xăng, lắp đặt các bồn chứa gần đầu nạp.
Hình 4.33 cho thấy các bồn chứa LPG của cụm bồn phía sau lắp đối đầu nhau, 03 bồn phía trước ảnh lắp vuông góc với 10 bồn phía sau không đúng quy định. | Hình 4.33: Hình ảnh lắp đặt bồn chứa LPG sai quy định [167] |
Hình 4.34, 4.35, 4.36 cho thấy người sử dụng không nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc sử dụng LPG không đúng quy định. Hình 4.34 là hình ảnh của việc san chiết gas trái phép. Trong khi nạn san chiết gas giả vẫn chưa được giải quyết triệt để thì việc các phụ kiện, bình gas không được kiểm định cũng đã, đang và sẽ gây ra những hiểm họa khó lường cho người sử dụng LPG. Hình 4.35 chỉ rõ việc sử dụng dây dẫn gas sai quy định. Hình 4.36 giới thiệu hình ảnh sử dụng gas không đúng mục đích.
Hình 4. 34 : Hình ảnh san gas trái phép | Hình 4.35: Hình ảnh dây dẫn gas sai quy định | Hình 4.36: Hình ảnh sử dụng gas không đúng mục đích |
Cùng với việc thiếu kiến thức về ATMT là sự thiếu ý thức của nguời sử dụng để phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG. Hình 4.37, hình 4.38, hình 4.39 cho thấy hình ảnh sử dụng chai gas thương mại trong nhà hàng không bảo đảm an toàn do NSD không tuân thủ đúng các quy định an toàn.
Hình 4.37: Hình ảnh nổ bóng bay dễ gây kích nổ cụm chai LPG | Hình 4.38: Hình ảnh cụm chai LPG để cạnh bếp không có tường chắn | Hình 4.39: Hình ảnh cụm chai LPG đặt cạnh nhà hàng không có tường chắn |
Ý thức coi thường pháp luật của một số cơ sở kinh doanh gas cùng với sự kém hiểu biết, thiếu ý thức của chính nguời sử dụng LPG ở Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến một số sự cố đã xảy ra và nguy cơ sẽ xảy ra những thảm họa trong sử dụng LPG ở Việt Nam nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Do thiết bị chứa LPG
Nguyên nhân gây ra vụ nổ thiết bị chứa LPG có thể là nguyên nhân nội tại: bản thân thiết bị không đảm bảo an toàn; hoặc tác động từ bên ngoài như: do LPG tồn trữ ở dạng lỏng bão hòa, nếu bị gia nhiệt từ bên ngoài (ánh nắng mặt trời, ngọn lửa, các nguồn nhiệt khác …), làm nhiệt độ LPG trong bình tăng tới nhiệt độ sôi, bốc hơi mãnh liệt làm áp suất của LPG tăng quá mức cho phép, nếu van an toàn không mở, có thể dẫn đến sự cố nổ thiết bị, gọi là nổ hơi do chất lỏng sôi gĩan nở (BLEVE); nếu van an toàn mở kịp thời, hơi LPG được xả ra ngoài rất mạnh, sẽ tạo sự cố cháy tia; hoặc do các tác động cơ học bên ngoài (va đập với vật khác hoặc do nhà xưởng, công trình bị sụp đổ rơi đè vào thiết bị … ) cũng có thể gây nổ và tạo quả cầu lửa. Do vậy, một nội dung quan trọng để phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG là thiết bị chứa LPG phải bảo đảm an toàn. Muốn vậy, các bộ phận cơ bản của thiết bị cũng như toàn bộ hệ thống thiết bị phải đáp ứng yêu cầu về độ bền, độ ổn định ở điều kiện làm việc. Các quá trình khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng thiết bị chứa LPG cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Nhưng, vi phạm quy định về an toàn đối với thiết bị chứa LPG ở Việt Nam là những vi phạm mang tính hệ thống như trình bày trong hình 4.40 và phân tích dưới đây thông qua việc áp dụng kỹ thuật phân tích cây sai lầm (FTA):
Các sai sót đối với thiết bị chứa LPG- Sai sót trong khảo sát, thiết kế: là một trong những nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG. Hồ sơ thiết kế bồn chứa LPG của một số cơ sở chế tạo chưa đáp ứng yêu cầu [103]. Sự cố kho cảng Thị Vải là ví dụ điển hình về sụt lún kho và hệ thống đường ống dẫn khí và sản phẩm khí.
- Sai sót trong chế tạo: nhiều cơ sở chế tạo không đủ năng lực vẫn xuất xưởng thiết bị không đảm bảo chất lượng [2]. Tại TP.HCM, kết quả thanh tra năm 2006 của thanh tra KTAT-Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho thấy khi kiểm tra 5/22 cơ sở chế tạo thiết bị áp lực (TBAL) thì cả 5 cơ sở đều không thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật, như: không có bản vẽ chế tạo chi tiết, không tuân thủ quy trình công nghệ chế tạo TBAL, không có thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm, không chứng minh được nguồn gốc vật liệu, sử dụng thép không đúng tiêu chuẩn để sản xuất, sử dụng que hàn thường để hàn TBAL. Những TBAL, trong đó có thiết bị chứa LPG, nếu được xuất xưởng từ những cơ sở này sẽ có nguy cơ gây sự cố cháy, nổ rất cao!
- Sai sót trong lắp đặt: Kết quả khảo sát trong sử dụng LPG do Sở công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện [91] cho thấy: phần lớn các trạm nạp LPG vào chai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập từ trước năm 2006 chưa đáp ứng các yêu cầu về lắp đặt TBAL, chưa bảo đảm khỏang cách an toàn, đặc biệt là thiết bị chứa LPG của các TCVN 6153:1996, TCVN 6154: 1996, TCVN 6155:1996, TCVN 6156:1996, TCVN 6304:1997, TCVN 6485:1999, TCVN 6486:1999.
- Sai sót trong sử dụng: sử dụng bồn cũ, bình quá hạn kiểm định, sử dụng chai LPG không đúng với môi chất được nạp ban đầu …
Kết quả tư vấn do tác giả luận án thẩm định hồ sơ thiết kế, chế tạo và lắp đặt bồn chứa LPG của công ty Sài Gòn gas cho NM sữa Sài Gòn [103] cho thấy việc vi phạm tiêu chuẩn ATMT các thiết bị chứa LPG là vi phạm mang tính hệ thống như trình bày trên hình 4.41 thông qua việc áp dụng kỹ thuật phân tích cây sai lầm (FTA):
Sai sót đối với bồn LPG ở nhà máy sữa Sài Gòn- Lắp đặt không đạt TCVN: theo quy định (mặc dù quy định này cũng cần phải được điều chỉnh theo hướng tăng lên theo kết quả nghiên cứu của phần 4.2.2 của luận án) vị trí từ bồn chứa LPG đến hàng rào, đường ranh giới, nhà ở, nguồn phát lửa cố định phải lớn hơn 7,5m (điều 6.1 của TCVN 6486:1999:) nhưng kết quả thẩm định cho thấy vị trí đặt bồn gas của công ty không thỏa mãn yêu cầu này; vị trí đặt máy hóa hơi phải cách bồn chứa tối thiểu 1,5m và khoảng cách giữa máy hóa hơi và tòa nhà gần nhất hoặc đường ranh giới của khu đất liền kề không được nhỏ hơn 3m (điều 4.1.4 của TCVN 7441:1999) nhưng kết quả thẩm định cho thấy vị trí đặt bồn gas cũng không thỏa mãn yêu cầu này.
- Chứng từ vật liệu không phù hợp với thông số tính toán;
- Tính toán sức bền sai: sử dụng các hệ số hiệu chỉnh chiều dày không đúng quy định;
- Không có biên bản kiểm tra siêu âm đường hàn;
- Quy trình và phương pháp thử xuất xưởng đúng yêu cầu.
Hồ sơ chi tiết của bồn chứa LPG này được giới thiệu trong phụ lục 4.
Do môi trường trong sử dụng LPG
Môi trường tự nhiên
Trường hợp thiết bị đặt ở nơi có khả năng bị ăn mòn bên ngoài như môi trường không khí bị ô nhiễm bởi hơi, khí có đặc tính ăn mòn hoặc thiết bị đặt trên tàu thuyền họat động dài ngày trên biển cần phải bổ sung hệ số ăn mòn bên ngoài. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được quan tâm trong các tiêu chuẩn hiện hành về an toàn thiết bị chứa LPG. Trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt bồnLPG ở những khu vực dễ bị ăn mòn từ bên ngoài thiết bị của một số cơ sở chế tạo cũng đề cập chưa đầy đủ tới vấn đề này. Trong những trường hợp như vậy, lẽ ra thời gian tái kiểm định bình cần được rút ngắn hơn so với quy định nhưng đã không được thực hiện.
Môi trường kinh tế-xã hội-pháp luật
Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để bảo đảm an toàn và phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG đã được Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, có không ít những bất cập trong các văn bản quản lý Nhà nước về ATMT trong sử dụng LPG, do vậy, cần bảo đảm tính thống nhất trong các văn bản này. Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, công tác PCCC còn nhiều vướng mắc do một số vấn đề phát sinh từ thực tế nhưng chưa có văn bản quy định, những nội dung đã được quy định thì chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành, thậm chí có nhiều quy định đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp... Những bất cập trên không chỉ gây khó khăn cho nhân dân và các doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm về PCCC mà còn gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Sau đây là ý kiến của tác giả luận án và một số chuyên gia về sự chưa hoàn chỉnh và bất cập trong các văn bản quản lý Nhà nước về ATMT trong sử dụng LPG ở Việt Nam [164]:
Luật PCCC ra đời từ năm 2001, nhưng đến năm 2003 Chính phủ mới ban hành Nghị định 35 quy định chi tiết một số điều của Luật PCCC. Đến năm 2004, Bộ Công an mới ban hành Thông tư 04 hướng dẫn cụ thể việc thi hành nghị định này. Từ khi luật ra đời đến khi ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật là một quãng thời gian khá dài. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác PCCC trong thời gian qua. Nghị định số 35 của Chính phủ quy định điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở là phải có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện cứu người phù hợp, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an. Thế nhưng, cho đến nay, Bộ Công an vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về số lượng, phương tiện PCCC đối với từng cơ sở, do đó việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn, cán bộ kiểm tra thiếu căn cứ pháp lý để xử phạt. Một số hành vi có thể dẫn đến cháy nổ như vận chuyển hàng, chất nguy hiểm về cháy nổ, để rò rỉ hoặc chảy tràn chất nguy hiểm về cháy nổ ra môi trường xung quanh…lại không được quy định trong Nghị định 123/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Do đó, cơ quan chức năng không thể xử phạt các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi vi phạm các lỗi trên. Hơn nữa, mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCCC lại quá thấp, không đủ để răn đe, ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm về PCCC. Luật PCCC và văn bản hướng dẫn thi hành chưa yêu cầu các cơ sở sử dụng LPG, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, chung cư cao cấp phải thiết kế và trình duyệt phương án PCCC. Kẽ hở này trong pháp luật đã tạo ra nhiều nguy cơ cháy nổ. Điều 10 của Luật PCCC quy định: “Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khỏe thì được hưởng chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. Bộ LĐTB-XH phối hợp với Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện”. Điều 7 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định như trên, tuy nhiên đến nay Bộ LĐTB-XH và Bộ Công an vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể
- TCVN 7441:2004 - Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng tại nơi tiêu thụ - yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành - không thống nhất về mức nạp cho phép của bồn cũng như các yêu cầu kiểm tra khi nghiệm thu và thời gian khám nghiệm bồn chứa LPG với TCVN 6153 6156/1996 là bộ tiêu chuẩn an toàn áp dụng cho các TBAL [68]÷[71]. Mục 4.2.3.1.1 của TCVN 7441 quy định bồn chứa LPG phải được kiểm định theo các TCVN 6486, TCVN 6153, TCVN 6154. Trong tiêu chuẩn TCVN 6486, mục 4.2 thì bồn chứa phải được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo TCVN 6153 6156, nghĩa là 3 năm khám xét và 6 năm khám nghiệm 1 lần. Thế nhưng, mục 6.3.3.2.1, tiêu chuẩn TCVN 7441 lại quy định bồn chứa trên mặt đất phải được nghiệm thu kỹ thuật không quá 6 năm/lần và sau 10 năm, những bồn chứa trên mặt đất phải được kiểm tra từ tính, siêu âm chiều dầy và thử thủy lực. Nếu hiểu rằng nghiệm thu kỹ thuật là kiểm định thì TCVN 7441 có những điều mâu thuẫn nhau. Còn nếu nghiệm thu kỹ thuật không phải là kiểm định thì công việc này phải thực hiện thêm ngoài những công tác kiểm định. Tiêu chuẩn Hong Kong [114] quy định phải tiến hành kiểm tra không quá 5 năm 1 lần, nhưng không nêu rõ kiểm tra bởi ai nên một số đơn vị sử dụng LPG cho rằng bồn LPG chỉ cần khám xét 6 năm 1 lần.Do vậy, những quy định trong TCVN 7441 mâu thuẫn với TCVN 6153:19966156:1996 và TCVN 6486:1999 thì cần phải tuân thủ theo TCVN 6153:19966156:1996 và TCVN 6486:1999 là những tiêu chuẩn bắt buộc theo quy định Việt Nam; những quy định mà TCVN 6486:1999 không đề cập thì áp dụng TCVN 7441 do TCVN 7441 chỉ mang tính tham khảo và khuyến khích áp dụng.
- Luật dầu khí của Việt Nam ban hành năm 1993 chỉ qui định công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, qui định phần đường ống ở thượng nguồn cho tới điểm giao khí vào đường ống chính mà không đề cập đến các hoạt động dầu khí ở hạ nguồn như chế biến, phân phối, lọc dầu và khí hóa lỏng.
- Quyết định số 28/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Bộ công nghiệp [5] quy định về KTAT trong các hoạt động giao nhận, vận chuyển khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) bằng bồn chứa theo đường bộ hoặc đường sắt nhưng không áp dụng đối với trạm nạp cho ô tô sử dụng LPG làm nhiên liệu. Cần hoàn thiện và bổ sung các tiêu chuẩn an toàn đối với trạm nạp cho ô tô sử dụng LPG làm nhiên liệu. Năm 2006, Bộ công nghiệp đã ban hành các qui định, qui phạm về chiết nạp gas, về hoạt động các trạm chiết [6]. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh gas theo qui định này chưa được triển khai đồng bộ ở các địa phương. Các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành liên quan tới LPG được ban hành khá nhiều, nhưng các tiêu chuẩn này chỉ chú trọng tới vấn đề an toàn thiết bị, an toàn con người, ít quan tâm tới vấn đề ATMT.
- Hiện có nhiều cơ quan Nhà nước cùng quản lý công tác ATMT và PCCN về LPG như: cục PCCC-Bộ công an quản lý an toàn cháy, nổ; tổng cục tiêu chuẩn – Bộ KHCN quản lý chất lượng; cục an toànLĐ – Bộ LĐ-TB-XH quản lý an toàn; cục quản lý thị trường - Bộ công thương quản lý lĩnh vực kinh doanh; cục an toàn và môi trường công nghiệp – Bộ công thương quản lý an toàn và môi trường ... do vậy có những vấn đề cùng được nhiều bộ quản lý, gây chồng chéo trong thực hiện.
- Kiểm định an toàn các thiết bị chứa LPG là công việc bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn. Nhưng quy trình này, mặc dù được thực hiện bởi chính các cơ quan Nhà nước, cũng xảy ra nhiều sai sót, như: quy trình thử không đúng, thiết bị thử không đạt, lập hồ sơ lý lịch sai [2].
- Một nội dung quan trọng để phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG là lập và thực hiện báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, có lẽ trong tình trạng chung “xem nhẹ công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt một dự án”Ý kiến của TS. Trần Hồng Hà, cục trưởng cục BVMT (nay là thứ trưởng bộ TN-MT) tại diễn đàn”Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường” tổ chức tại Tp. HCM ngày 26/11/2004. Báo “Tuổi trẻ” đăng ngày 27/11/2004.nên “nhiều báo cáo đánh gía tác động môi trường có chất lượng chưa cao”Ý kiến của TS. Nguyễn Khắc Kinh, Vụ trưởng vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường – Bộ tài nguyên và môi trường tại hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường” tổ chức tại Hà Nội ngày 27/12/2004. Báo “ Người lao động” đăng ngày 28/12/2004., nguyên nhân là do “chủ dự án thiếu năng lực thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng lại không thuê tư vấn”Ý kiến của TS. Nguyễn Khắc Kinh …Báo “ Người lao động” đăng ngày 28/12/2004.nên các báo cáo công tác BVMT và ĐTM các dự án xây dựng kho tiếp nhận, tồn chứa và phân phối LPG [17]. [18]. [19] chưa đề cập đầy đủ về phòng ngừa SCMT do thiết bị gây ra.
Như vậy, để bảo đảm an toàn, phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG ở Việt Nam cần đề ra giải pháp đồng bộ, mang tính hệ thống, khả thi, phù hợp thực tiễn Việt Nam trên cơ sở khoa học.