25/05/2018, 17:42
Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học
Lê Văn Út và Nguyễn Xuân Hưng* Liệu có thể đánh giá thực lực nền khoa học Việt Nam theo số bài đăng trên hai tạp chí Science và N ature ? Cuối năm 2011, Viện hàn lâm Phần Lan tổ chức một buổi tổng kết thành quả nghiên cứu khoa học của Phần Lan trong thời gian gần ...
Lê Văn Út và Nguyễn Xuân Hưng* |
Liệu có thể đánh giá thực lực nền khoa học Việt Nam theo số bài đăng trên hai tạp chí Science và Nature?
Cuối năm 2011, Viện hàn lâm Phần Lan tổ chức một buổi tổng kết thành quả nghiên cứu khoa học của Phần Lan trong thời gian gần đây. Viện yêu cầu thành viên của các hội đồng nghiên cứu chuẩn bị bài tham luận và phát biểu tại buổi tổng kết này. Nội dung chủ yếu tập trung vào khả năng cạnh tranh của Phần Lan về nghiên cứu khoa học so với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế.
Viện hàn lâm Phần Lan không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học, mà chỉ là cơ quan quản lí các hoạt động khoa học cấp quốc gia của Phần Lan. Các dự án nghiên cứu hầu hết được thực hiện tại các đại học.
Chúng tôi có sự quen biết đặc biệt với một thành viên của Hội đồng Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật thuộc Viện, nhiệm kỳ 2010 - 2012, hiện là một giáo sư tại Đại học Oulu. Ông đã chuẩn bị một bài báo cáo mà trong đó ông đưa ra thống kê số lượng bài báo khoa học của Phần Lan trên hai tạp chí Nature và Science. Vị giáo sư này có nhờ chúng tôi giúp ông tra cứu kết quả thống kê trên, và đồng thời so sánh kết quả này của Phần Lan với các nước trong khu vực Bắc Âu và trên toàn thế giới.
Chúng tôi tò mò nên hỏi vị giáo sư "Tại sao chỉ Nature và Science?". Ông cho biết "việc công bố trên hai tạp chí lừng danh này chỉ là điều kiện đủ để đánh giá thành tựu khoa học của một nước, chứ không phải điều kiện cần" và ông nói tiếp "có thể đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một quốc gia dựa trên số lượng bài báo khoa học công bố trên hai tạp chí Nature và Science."
Thú vị với nhận định của vị giáo sư, chúng tôi đã thống kê tốp 10 nước có số số lượng bài báo trên Nature và Science cao nhất, và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Xếp hạng của Việt Nam so với khu vực
Dữ liệu dưới đây được truy xuất từ Web of Knowledge (nơi thống kê và xếp hạng đầy đủ nhất các tạp chí khoa học quốc tế) trong 10 năm gần nhất, 2001 – 2011 và ngày truy xuất là 02.1.2012. Chỉ các bài báo khoa học (articles - một trong 17 loại ấn phẩm) theo cách phân loại của Web of Knowledge mới được tính. Chúng tôi cũng có kèm theo dân số (theo CIA.gov và ons.gov.uk đối với Anh) của nước được liệt kê. Kết quả thu được như sau:
Tốp 10 nước đứng đầu:
Một số nước trong khu vực Đông Nam Á:
Việc dựa trên số lượng bài bào trên hai tạp chí lừng danh Nature và Science để đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một nước có thể chỉ là ý kiến riêng của vị giáo sư trên, có thể không phải là chuẩn mực do Viện hàn lâm Phần Lan đặt ra. Tuy nhiên ông có chia sẻ “hầu hết các viện hàn lâm trên thế giới làm như thế”.
Thông tin về con số bài đăng khá khiêm tốn của Việt Nam trên đây có thể giúp mọi người thấy rằng sự "trưởng thành" (theo cách hiểu của vị giáo sư Phần Lan nói trên) của khoa học nước nhà là khá khiêm tốn so với khu vực. Chưa kể đến thực tế là trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trên Science và 4 bài trê
Viện hàn lâm Phần Lan không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học, mà chỉ là cơ quan quản lí các hoạt động khoa học cấp quốc gia của Phần Lan. Các dự án nghiên cứu hầu hết được thực hiện tại các đại học.
Chúng tôi có sự quen biết đặc biệt với một thành viên của Hội đồng Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật thuộc Viện, nhiệm kỳ 2010 - 2012, hiện là một giáo sư tại Đại học Oulu. Ông đã chuẩn bị một bài báo cáo mà trong đó ông đưa ra thống kê số lượng bài báo khoa học của Phần Lan trên hai tạp chí Nature và Science. Vị giáo sư này có nhờ chúng tôi giúp ông tra cứu kết quả thống kê trên, và đồng thời so sánh kết quả này của Phần Lan với các nước trong khu vực Bắc Âu và trên toàn thế giới.
Chúng tôi tò mò nên hỏi vị giáo sư "Tại sao chỉ Nature và Science?". Ông cho biết "việc công bố trên hai tạp chí lừng danh này chỉ là điều kiện đủ để đánh giá thành tựu khoa học của một nước, chứ không phải điều kiện cần" và ông nói tiếp "có thể đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một quốc gia dựa trên số lượng bài báo khoa học công bố trên hai tạp chí Nature và Science."
Thú vị với nhận định của vị giáo sư, chúng tôi đã thống kê tốp 10 nước có số số lượng bài báo trên Nature và Science cao nhất, và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Xếp hạng của Việt Nam so với khu vực
Trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trênScience và 4 bài trên Nature, thì không hề có bài báo nào trong đó tác giả Việt Nam nào là tác giả chính. |
Tốp 10 nước đứng đầu:
Xếp hạng | Tên nước | Số bài báo | Dân số |
1 | Mỹ | 13228 | 313.232.044 |
2 | Anh | 3035 | 52.234.000 |
3 | Đức | 2586 | 81.471.834 |
4 | Pháp | 1776 | 65.312.249 |
5 | Nhật | 1623 | 126.475.664 |
6 | Canada | 1209 | 34.030.589 |
7 | Thụy Sĩ | 963 | 7.639.961 |
8 | Hà Lan | 824 | 16.847.007 |
9 | Úc | 767 | 21.766.711 |
10 | Ý | 743 | 61.016.804 |
Một số nước trong khu vực Đông Nam Á:
Xếp hạng | Tên nước | Số bài báo | Dân số |
1 | Singapore | 103 | 4.40.737 |
2 | Indonesia | 37 | 245.613.043 |
3 | Thái Lan | 35 | 66.720.153 |
4 | Philippines | 16 | 101.833.938 |
5 | Malaysia | 12 | 28.728.607 |
6 | Việt Nam | 7 | 90.549.390 |
Việc dựa trên số lượng bài bào trên hai tạp chí lừng danh Nature và Science để đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một nước có thể chỉ là ý kiến riêng của vị giáo sư trên, có thể không phải là chuẩn mực do Viện hàn lâm Phần Lan đặt ra. Tuy nhiên ông có chia sẻ “hầu hết các viện hàn lâm trên thế giới làm như thế”.
Thông tin về con số bài đăng khá khiêm tốn của Việt Nam trên đây có thể giúp mọi người thấy rằng sự "trưởng thành" (theo cách hiểu của vị giáo sư Phần Lan nói trên) của khoa học nước nhà là khá khiêm tốn so với khu vực. Chưa kể đến thực tế là trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trên Science và 4 bài trê
Có thể bạn quan tâm
- 1 Thế nào là một “bài báo khoa học” ?
- 2 Hai bước ngoặt trong lịch sử văn hóa Việt
- 3 Từ Khổng Tử tới Kennedy: Cắt nghĩa sự phát triển Đông Á
- 4 Soloviev - người khải thị
- 5 100 năm hội họa trừu tượng
- 6 Về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người
- 7 Những tri thức thiếu chính xác và một số điều cần trao đổi trong những cuốn sách viết về văn hóa Việt Nam
- 8 Toàn cầu hoá và sức mạnh Mỹ
- 9 Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống?
- 10 Họa sĩ, nhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng: Trí thức Việt và hàng nghìn năm lề thói làng xã
0