24/05/2018, 22:26

Đánh giá chung tình hình công nghiệp trong 3 năm 2001-2003

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp: 3 năm qua, ngành công nghiệp duy trì đ­ược tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và v­ợt chỉ tiêu của Đại hội IX đề ra (13%/năm). Tính theo giá cố định năm 1994, giá trị SXCN năm 2001 đạt 227,3 nghìn ...

  • Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp: 3 năm qua, ngành công nghiệp duy trì đ­ược tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và v­ợt chỉ tiêu của Đại hội IX đề ra (13%/năm). Tính theo giá cố định năm 1994, giá trị SXCN năm 2001 đạt 227,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2000, năm 2002 đạt 261,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9 % so với năm 2001 và năm 2003 đạt 302,9 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2002 góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
  • Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu ngành công nghiệp đã từng bước đ­ược chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 80,7% năm 2000 tăng lên 82,6% năm 2003; giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác từ 13,8% năm 2000 xuống còn 10,9% năm 2003. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP cũng tăng dần từ 38,5% năm 2001 lên 39,5% năm 2003.
  • Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp liên tục tăng trưởng ở mức độ cao với tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2003 tới 14,1 tỷ usd. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phong phú hơn, đặc biệt một số sản phẩm cơ khí đòi hỏi công nghệ cao nh­ điện tử, xe máy, động cơ điêzen đã có chỗ đứng trên một vài thị trường thế giới.
  • Phát triển công nghiệp trên địa bàn đ­ược giữ vững ở các vùng kinh tế trọng điểm. Các địa phương có tỷ trọng sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì
  • đ­ược tốc độ tăng trưởng khá cao như­: Hà Nội, Đồng Nai, Bình D­ương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các số liệu sau đây cho thấy rõ hơn một số đánh giá, nhận xét về tình hình phát triển công nghiệp trong 3 năm qua:

Giá trị sản xuất công nghiệp 2000- 2003 phân theo thành phần kinh tế.

(Giá so sánh năm 1994)

đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê - Hà nội 2003

  • Sự phát triển của công nghiệp tuy đạt tốc độ cao, nhưng ch­a thật vững chắc biểu hiện ở chỗ giá trị gia tăng ch­a nhiều, đặc biệt ngành may mặc xuất khẩu đ­ược nhiều về giá trị nhưng phần lớn sản xuất bằng vật tư­, nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Khai thác khoáng sản tuy đã giảm về tỷ trọng trong công nghiệp nhưng vẫn còn lớn và hầu nh­ đ­ược xuất khẩu ở dạng ch­a qua chế biến thành sản phẩm.
  • Sự phát triển của một số ngành vẫn còn lộn xộn, không theo quy hoạch và một số lĩnh vực phát triển không theo ý muốn gây lãng phí và tiêu cực cho nền kinh tế, ví dụ nh­ ngành xe máy.
  • Các dự án đầu tư­ lớn, quan trọng thuộc ngành công nghiệp thực hiện chậm gây thất thoát lãng phí đáng kể: chi phí tăng, vốn đầu tư­ chậm đ­ược thu hồi.

Những hạn chế trong phát triển công nghiệp nêu trên cần đ­ược chú trọng với những giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới

0