25/05/2018, 13:45

Đảng phái chính trị

(thường gọi tắt là đảng) là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng ...

(thường gọi tắt là đảng) là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó.

Đảng viên là tên gọi thành viên một đảng phái chính trị nào đó.

Đảng viên ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thì từ đảng viên đa số được hiểu là thành viên của đảng cộng sản Việt Nam do chỉ có Đảng cộng sản lãnh đạo theo chế độ. Nhiều người dân gọi đảng viên là bôn-sê-vich theo nghĩa tiếng Nga là đảng viên của đảng cộng sản Liên Xô (cũ). Trước kia thì vào đảng là yếu tố then chốt của việc vào được quốc hội và 100% thành viên trong quốc hội là đảng viên, nhưng sau này đã có một số cải cách tiến bộ trong đó:

* Đảng viên được làm kinh tế tư nhân (trước kia đây là điều cấm kị, nếu làm sai có thể khai trừ khỏi đảng cộng sản vì đảng cộng sản là chống tư hữu, quan niệm làm kinh tế tư nhân là theo con đường tư sản).

* Có thể tự ứng cử vào quốc hội nếu được tổ chức đảng cấp trên đồng ý (trước đây thường là có người đề đạt mới được ứng cử)

* Không phải vào đảng cũng có thể tham gia vào quốc hội

Thời thuộc Pháp có một số đảng như: Việt Nam Quốc dân đảng, đảng Đại Việt, An Nam Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng.

Ở miền Bắc có đảng Lao động Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam. Ở miền Nam có đảng Cần lao Nhân vị, đảng Dân chủ. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có duy nhất Đảng cộng sản lãnh đạo theo các nguyên tắc: - Tập trung dân chủ. - Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. - Tự phê bình và phê bình. - Kỷ luật nghiêm minh, tự giác - Đoàn kết thống nhất trong Đảng

0