25/05/2018, 13:44

Chi Cỏ xạ hương (hay chi Bách lí hương)

Chi Cỏ xạ hương hay chi Bách lí hương (danh pháp khoa học: Thymus) là một chi chứa khoảng 350 loài cây thân thảo hay cây bụi nhỏ sống lâu năm, có hương thơm, cao tới 40 cm, thuộc họ Lamiaceae. Các thành viên trong họ này là bản địa của khu vực ôn đới ...

Chi Cỏ xạ hương hay chi Bách lí hương (danh pháp khoa học: Thymus) là một chi chứa khoảng 350 loài cây thân thảo hay cây bụi nhỏ sống lâu năm, có hương thơm, cao tới 40 cm, thuộc họ Lamiaceae. Các thành viên trong họ này là bản địa của khu vực ôn đới châu Âu, Bắc Phi và châu Á. Thân của chúng nói chung nhỏ và cứng; lá thường xanh ở phần lớn các loài, mọc thành từng cặp đối, hình trứng, mép lá nguyên, nhỏ, dài 4-20 mm, thường có hương thơm. Hoa mọc thành cụm hình đầu, dày dặc ở đầu cành, với đài hoa không cân đối, môi trên 3 thùy, môi dưới sứt; đài hoa hình ống, dài 4-10 mm, màu trắng, hồng hay tía.

Tên gọi khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ để chỉ một loại cây thân thảo có hương thơm nhưng không rõ là loài nào.

Hiện tại vẫn tồn tại một số sự lộn xộn trong việc phân loại và đặt tên khoa học của một số loài và Margaret Easter đã đề xuất một danh sách các từ đồng nghĩa cho các loài được gieo trồng cũng như các giống cây trồng.

Một vài thành viên trong chi được trồng làm cây gia vị hay cây cảnh, và nói chung chúng chỉ gọi đơn giản là cỏ xạ hương hay bách lí hương theo tên gọi của loài được biết đến nhiều nhất là Thymus vulgaris.

Các loài trong chi Thymus bị ấu trùng của một số loài côn trùng cánh vẩy trong bộ Lepidoptera (bướm và nhậy) phá hại, như Chionodes distinctella và Coleophora spp. như C. lixella, C. niveicostella, C. serpylletorum và C. struella.

  • Thymus adamovicii
  • Thymus altaicus
  • Thymus amurensis
  • Thymus bracteosus
  • Thymus broussonetii
  • Thymus caespititius
  • Thymus camphoratus
  • Thymus capitatus
  • Thymus capitellatus
  • Thymus camphoratus
  • Thymus carnosus
  • Thymus cephalotus
  • Thymus cherlerioides
  • Thymus ciliatus
  • Thymus cilicicus
  • Thymus cimicinus
  • Thymus comosus
  • Thymus comptus
  • Thymus curtus
  • Thymus decussatus
  • Thymus disjunctus
  • Thymus doerfleri
  • Thymus glabrescens
  • Thymus herba-barona
  • Thymus hirsutus
  • Thymus hyemalis
  • Thymus inaequalis
  • Thymus integer
  • Thymus leucotrichus
  • Thymus longicaulis
  • Thymus longiflorus
  • Thymus mandschuricus
  • Thymus marschallianus
  • Thymus mastichina
  • Thymus membranaceus
  • Thymus mongolicus
  • Thymus montanus
  • Thymus moroderi
  • Thymus nervulosus
  • Thymus nummularis
  • Thymus odoratissimus
  • Thymus pallasianus
  • Thymus pannonicus
  • Thymus praecox
  • Thymus proximus
  • Thymus pseudolanuginosus
  • Thymus pulegioides
  • Thymus quinquecostatus
  • Thymus richardii
  • Thymus serpyllum
  • Thymus striatus
  • Thymus thracicus
  • Thymus villosus
  • Thymus vulgaris
  • Thymus zygis

Cỏ xạ hương chứa tới 0,1-0,6 % tinh dầu với thành phần cơ bản là thimol — tới 30 % và carvacrol. Người ta cũng phát hiện một số hợp chất có tính chất thuộc da, chất có vị đắng, các khoáng chất, gôm, các sắc tố hữu cơ, các axít hữu cơ như axít ursolic và axít oleic. Các terpen không đáng kể.

Thymus serpyllum nở hoa

Lá cỏ xạ hương được duùng làm gia vị trong ẩm thực, trong công nghiệp sản xuất rượu mùi và đồ hộp. Nó cũng là một thành phần của một công thức chế gia vị, gọi là Herbes de Provence, được nghĩ ra trong thập niên 1970.

Tinh dầu cỏ xạ hương được dùng làm chất tạo mùi cho một số loại hóa mĩ phẩm, như trong xà phòng, sáp, kem, thuốc đánh răng, cũng như trong công nghiệp dược phẩm. Nó cũng là một loại thực vật cung cấp mật và phấn hoa cho ong khá tốt. Khi được trồng làm cây cảnh nó hay được trồng trong các vườn hoa do nó có thời kỳ ra và nở hoa khá dài, mùi thơm dịu.

Trong y học

Từ thời tiền sử, một số dân tộc đã cho rằng cỏ xạ hương là loại cỏ diệu kì, không chỉ có khả năng làm người ta khỏe mạnh mà còn có khả năng cải tử hoàn sinh[cần dẫn nguồn]. Thimol, ban đầu được chiết ra từ cỏ xạ hương, cũng như nhiều chế phẩm khác từ các loài thực vật giàu chất này, được sử dụng như là thuốc tẩy giun, chất khử trùng và thuốc gây tê. Thuốc từ nước sắc và thuốc bột tán nhỏ được sử dụng trong y học cổ truyền dưới dạng gạc để băng bó trong điều trị viêm rễ thần kinh hay viêm dây thần kinh tọa. Trong dạng thuốc sắc và cao với mật ong nó "thanh lọc ngực và phổi", có khả năng làm kéo và long đờm, làm dịu bệnh, dùng trong điều trị ho và viêm cuống phổi. Nó cũng có khả năng kích thích tiêu hóa. Khi dùng dễ ngâm trong nước tắm, nó có lợi cho điều trị các chứng bệnh thần kinh, tê thấp, viêm rễ thần kinh, các dạng phát ban ngoài da, các chứng bệnh liên quan tới khớp xương và cơ. Khi dùng làm thuốc bôi ngoài da, người ta sử dụng hỗn hợp có chứa tinh dầu cỏ xạ hương.

Cỏ xạ hương cũng tỏ ra hiệu quả khi dùng chống nấm móng tay. Tinh dầu cỏ xạ hương cũng được dùng trong các liệu pháp điều trị bệnh phổi. Dịch chiết lỏng hay nước luộc từ lá cỏ xạ hương được dùng như là thuốc long đờm.

Thymol, với tính chất khử trùng, là thành phần chính trong nước rửa miệng Listerine

Điều chế nguyên liệu

Để dùng vào mục đích điều trị bệnh, người ta dùng các cành non có lá, được thu hoạch khi nở hoa rộ, loại bỏ các loại cỏ khác lẫn vào, đem phơi khô trong bóng râm với lớp dày 5—7 cm trên giấy hay vải, thường xuyên đảo cho khô đều. Sau đó đem đập vụn và rây để loại bỏ các cành to đã hóa gỗ. Bảo quản tại nơi khô và thoáng khí không quá 2 năm.

0