15/01/2018, 16:23

Dàn ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông?

Dàn ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông? Dàn ý bài làm văn số 6 lớp 12 đề 2 Ngữ văn lớp 12: Dàn ý bài ...

Dàn ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông?

Ngữ văn lớp 12: Dàn ý bài làm văn số 6 lớp 12 đề 2

VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Dàn ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông, với cách lập dàn ý chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh làm bài văn số 6 đề 2 lớp 12 được hay hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

I. Hình ảnh thơ mộng và trữ tình của sông Đà qua tác phẩm "người lái đò sông Đà"

- Bên cạnh vẻ thất thường, hung bạo và dữ dội vốn có, sống Đà còn mang 1 dáng vẻ trữ tình rất mực: "Sông Đà tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc...":

- Dáng hình sông Dà mềm mại xinh đẹp được tác giả ví như "1 áng tóc dài ngàn ngàn vạn sải..." => 1 cách so sánh rất tài hoa, phong tình. Nước sông Đà thay đổi ở bốn mùa nhưng đẹp nhất vẫn là mùa thu và mùa xuân:

"Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích... Mùa thu nước sông Dà lừ lừ đỏ chín..."

- Sông Đà còn có những không gian, những cảnh sắc đây thơ mộng, được thể hiện qua đoạn thơ đầy chất thơ: "Thuyền tôi trôi trên sông... có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". Một bức tranh bằng thơ bằng chất liệu ngôn từ:

+ Nền cảnh: Tĩnh lặng tuyệt đối được thể hiện qua các từ: lặng tờ, lặng tờ đến thế mà thôi, tĩnh không 1 bóng người. Sự tĩnh lặng ấy khiến cho người lữ khách di chuyne63 tự do trong khung cảnh của 1 khung trời "huyền sử". 

- Lấy tĩnh nói động: Ngô non "nhú", "cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp". Hình ảnh đẹp: Nhú, đang ra những nõn búp nói về sự sinh sôi của 1 miền cổ tích, nét bút mềm mại, câu chữ đầy chất thơ.

+ Trung tâm của bức tranh: Con hươu thơ ngộ. (phân tích hình ảnh con hươu và cuộc đối thoại ngầm giữa người lữ khách và con huơu).

=> Giữa đôi bờ sông Đà, Nguyễn Taun6 đã dựng lên những thước phim trữ tình để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông, đầy thơ mộng và cũng đầy chất thơ.

II. Hình ảnh con sông Hương trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

- Tập trung khắc họa hình ảnh thơ mộng và trữ tình của sông Hương trong đoạn: "Phải qua nhiều thế kỉ qua đi... mãi mãi chung tình với quê hương, xứ sở":

+ Sông Hương đã trải qua những hành trình gian khổ và nhiều thử thách để trở thành "người tình" dịu dàng và chung thủy với kinh thành Huế.

+ Khi về đồng bằng - vùng ngoại vi thành phố giữa đồng bằng Châu Hóa đầy hoa dại:

  • Sông Hương là "cô gái đẹp ngủ mơ màng".
  • Qua khỏi vùng núi, sông Hương như được chàng hoàng tử đa tình đánh thức, khiến nàng sông Hương lên sức trẻ và niềm khát khao của tuổi thanh xuân trong sự chuyển dòng liên tục.
  • Hành trình của Hương Giang vượt qua, để đi giữa "âm vang" và trôi đi "giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách".
  • Có lúc Hương giang "mềm như tấm lụa".
  • Có khi ánh lên "những phản quang nhiều màu sắc, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như tâm hồn cô gái đương xuân.
  • Khi qua những lăng tẩm đọng hồn thu thảo, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc.
  • Khi nghe tiếng Chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, sogng6 Hương không còn mang vẻ trầm mặc mà bừng lên vẻ tươi tắn, trẻ trung.

=> Đoạn tả dòng sông Hương đã làm nổi bật lên nhữn vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình khác nhau khi đi qua từng chặng đường, từng địa điểm ủa dòng ông Hương.

III. Cảm nhận

Qua vẻ đẹp của hai dòng sông Đà và sông Hương cho ta thêm một cái nhìn, một khám phá mới mẻ về những vẻ đẹp tiềm ẩn trên đất nước, quê hương ta, khiến ta càng thêm yêu, thêm trân trọng Tổ quốc mình.

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Dày ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông? Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu đề thi học kì 1 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Văn mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. 

0