Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu số 7 - 8 Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu lớp 9 hay nhất
1. Mở bài – Hình ảnh con trâu gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam. – Con trâu là người bạn thân thiết của người nông dân. 2. Thân bài a) Nguồn gốc – Con trâu ở Việt Nam có nguồn gốc trâu rừng được thuần hóa. – Là động vật thuộc lớp thú. b) Đặc diểm của con ...
1. Mở bài
– Hình ảnh con trâu gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam.
– Con trâu là người bạn thân thiết của người nông dân.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc
– Con trâu ở Việt Nam có nguồn gốc trâu rừng được thuần hóa.
– Là động vật thuộc lớp thú.
b) Đặc diểm của con trâu
– Trâu có thân hình vạm vỡ, bụng to.
– Con to nặng 700kg -> 800kg.
– Trâu thường có lông màu đen hoặc màu xám.
– Mặt thuôn nhỏ về phía mõm.
– Mõm đen có hai lỗ mũi. Người ta thường xâu dây thừng qua hai lỗ mũi này để điều khiển trâu.
– Mắt hơi xếch.
– Sừng trâu cong cong như hình vành trăng khuyết.
– Đuôi trâu dài, có một túm lông ở phía dưới.
– Bốn chân cao. Chỗ giáp đất có bộ móng màu đen.
– Mỗi năm, trâu đẻ một đến hai lứa. Mỗi lứa một con.
c) Lợi ích của con trâu
– Trâu cho sức kéo. Khi chưa có máy cày thì con trâu, bò là nguồn cung cấp sức kéo cho người nông dân.
– Trâu dùng để kéo xe.
– Cung cấp thịt cho ta.
– Cung cấp da để làm trống…
– Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ.
– Trâu là nguồn đề tài của thơ ca. Ca dao có rất nhiều bài viết về con trâu:
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta…
– Trâu có mặt trong lễ hội: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
– Trâu vàng được chọn làm biểu tượng của Seagames 22 Đông Nam Á, tổ chức tại Việt Nam.
3. Kết bài
– Con trâu gắn bó với người nông dân từ bao đời.
– Khi việc ruộng đồng đã có máy móc làm sức kéo thì con trâu vẫn mãi mãi tồn tại trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam.