Dàn ý bài văn: Thuyết minh về cây lúa (bài số 7) - 7 dàn ý bài văn thuyết minh về cây lúa chi tiết nhất
1. Mở bài: – Trên thế giới, người ta sử dụng nhiều cây lương thực khác nhau như lúa, ngô, khoai, sắn (củ mì),… – Lúa là cây lương thực chính của nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á. – Ở Việt Nam, từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó với người dân. Gạo (được xay, xát thóc ...
1. Mở bài:
– Trên thế giới, người ta sử dụng nhiều cây lương thực khác nhau như lúa, ngô, khoai, sắn (củ mì),…
– Lúa là cây lương thực chính của nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á.
– Ở Việt Nam, từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó với người dân. Gạo (được xay, xát thóc mà ra) là lương thực không thể thiếu được trong mỗi gia đình.
2. Thân bài:
a) Giới thiệu về lịch sử của cây lúa nước Việt Nam
Ở nước ta, cây lúa nước xuất hiện rất sớm.
– Từ thời Hùng Vương đã có lúa. Chàng Lang Liêu đã dùng gạo nếp để làm bánh chưng, bánh giầy dâng lên vua cha.
– Tục ngữ Việt Nam cũng đã có nhiều câu nói về cây lúa:
Lúa mùa thì cấy cho sâu
Lúa chiêm thì gảy cành dâu mới vừa.
Hoặc Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
b) Đặc điểm của cây lúa
– Lúa là loại thực vật có thân mềm được bao quanh bơi các phiến lá. Các phiến lá dài, mỏng, họp bản. Mặt lá không mịn màng mà ram ráp.
– Rễ lúa mọc thành chùm.
– Hoa lúa mọc thành cụm (được gọi là bông lúa), phân thành nhiều nhánh. Khi rụng, hoa tạo thành hạt nhỏ. Khi mới kết, hạt có màu xanh non. Khi già, hạt xanh đậm hơn. Khi chín, hạt có màu vàng non. Khi chín già, hạt có màu vàng sậm.
– Lúa được trồng ở những thửa ruộng có nước. Nhiều nhất là vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Tháp Mười chính là vựa thóc (lúa) của nước ta. (Một số vùng cao trồng lúa trên các ruộng bậc thang như ở Sa Pa và một số vùng khác).
c) Quá trình phát triển của cây lúa
– Hạt lúa (thóc) giống được ngâm cho nảy mầm.
– Hạt đã nảy mầm được đem gieo vào các thửa ruộng cho lớn thành mạ.
– Khi mạ đủ thời gian quy định thì được nhổ lên và đem cấy vào những thửa ruộng đã được cày bừa kĩ. (Cũng có nơi không gieo hạt phát triển thành mạ mà trực tiếp gieo để hạt mầm phát triển thành cây lúa.)
– Người nông dân chăm bón cho lúa trổ bông -> lúa chín.
– Mọi người gặt hái về nhà phơi khô.
– Đem lúa đã phơi khô ra xay xát, giần sàng, ta thu được gạo trắng trong và cám cùng trấu.
d) Tầm quan trọng của lúa gạo đối với con người
– Gạo là lương thực chính nuôi sống con người.
– Gạo được xuất khẩu mang về cho đất nước nguồn thu nhập đáng kể (nước ta đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo).
– Gạo được dùng để chế ra rất nhiều loại bánh ngon: bánh chưng, bánh giầy, bánh nếp, bánh đúc, bánh giò (bánh lá),…
– Cám dùng để nuôi gia cầm, gia súc.
– Trấu dùng để đun thay cho củi…
3. Kết bài:
– Cây lúa gắn liền với đời sống của người Việt Nam.
+ Hình ảnh cây lúa được chọn in trên Quốc huy của nước ta.
+ Cây lúa đi vào các câu chuyện dân gian, đi vào các câu ca dao, tục ngữ.
– Cây lúa ngày càng cho năng suất cao nhờ khoa học phát triển.
– Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt lúa là "hạt vàng vì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lúa gạo đã được gửi ra tiền tuyến nuôi quân…"
– Em yêu cây lúa và trân trọng những người làm ra cây lúa.