Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Chí Phèo" số 7 - 10 Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Ca
Nam Cao được mệnh danh là nhà văn có tấm lòng nhân đạo lớn. Chính ông là người đã mang đến cho văn học Việt Nam một cái nhìn rõ nét hơn về con người. Trong đó có truyện ngắn Chí Phèo, đã làm nổi bật lên một ngòi bút luôn tha thiết tình yêu dành cho con người. Giá trị nhân đạo ...
Nam Cao được mệnh danh là nhà văn có tấm lòng nhân đạo lớn. Chính ông là người đã mang đến cho văn học Việt Nam một cái nhìn rõ nét hơn về con người. Trong đó có truyện ngắn Chí Phèo, đã làm nổi bật lên một ngòi bút luôn tha thiết tình yêu dành cho con người.
Giá trị nhân đạo được xem là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn dành cho người dân và cuộc sống.Luôn biết cách nâng niu, trân trọng những giá trị của họ. Bảo vệ họ bằng lẽ phải và lên án những điều xấu xa. Trong tác phẩm Chí Phèo của mình, Nam Cao đã góp một tiếng nói nhân đạo sâu sắc, tình cảm gắn liền với số phận bi thương của họ, mở ra cho họ một cách suy nghĩ khác và tha thiết trân trọng giá trị bên trong của họ.
Ở Chí Phèo, lúc trước khi trở về thành kẻ lưu manh. Hắn từng là một anh nông dân có trái tim lương thiện và ấm áp. Một người từng chỉ có ước mơ nho nhỏ “chồng cày cuốc mướn” và “vợ dệt vải” Đó là anh nông dân giàu lòng tự trọng, cái gì không thích thì hắn khinh, biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và tình cảm giác nhục dục thấp hèn. Những lần bị bà ba gọi lên bóp chân cho, Chí Phèo chỉ cảm thấy nhục chứ đâu có yêu đương gì hắn đâu..
Nhưng, sau đó, Chí đã biến thành một con người khác, Bá Kiến, một tay sai đắc lực của chế độ thực dân phong kiến đã khiến Chí trở thành một người khác. Một kẻ lưu manh theo đúng nghĩa. Chí không còn là một anh nông dân hiền lành như đất, nơi ấy đã khiến trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” . Qua đó là thái độ lên án phê phán gắt gao của Nam Cao dành cho xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nhấn mạnh sự khốn cùng của con người..
Sau đó, Chí gặp Thị. Một cơn gió mang lại cho Chí giấc mơ năm xưa, con người năm xưa được thức tỉnh bằng bát cháo hành ấm nóng tình người. Chí lần đầu tiên được một người đàn bà cho cái gì đó. Mọi khi hắn toàn cướp giật, dọa nạt, Hắn thấy sợ, sợ già, sợ bệnh… và nhất là sợ cô đơn. Hắn khát khao trở lại thành người lương thiện, sự thèm khát lương thiện biết bao… “Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn thì sao với người khác lại không thể được” Nam Cao đã nâng cao giá trị của một kẻ lưu manh, để hắn nhận ra số phận của mình. Qua đó khẳng định khát khao được sống làm người chính đáng của họ.
Nhưng, Chí Phèo cuối cùng cũng chết, cái chết như một vòng luẩn quẩn không hồi đáp. Và Chí chỉ còn là con người trên ngưỡng cửa của sự lương thiện. Cái chết Chí Phèo là hồi chuông báo động, mang tới sự lên tiếng vì chế độ thực dân đã đàn áp và tha hóa con người. Nam Cao không hề có ý định bôi nhọ người nông dân , trái lại ông đã khẳng định cao giá trị nhân phẩm của họ. Điều đó chứng tỏ một con mắt luôn biết nhìn đời nhìn người rất mực sâu sắc của ông.
Nam Cao thực là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Những gì ông viết đều chắt từ bầu huyết quản, trái tim dành cho con người. Chí phèo xứng đáng là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc, khi thời gian có qua đi, nhìn lại ta vẫn nhìn thấy một chí phèo ngật ngưỡng bước ra. Khẳng định giá trị một tác phẩm chân chính và nhân đạo sâu sắc, độc đáo.