31/03/2021, 15:35

Dàn ý bài văn thuyết minh về cái kéo số 5 - 8 Dàn ý bài văn thuyết minh về cái kéo (lớp 9) hay nhất

Phần I. Mở bài: Giới thiệu về cái kéo, đoạn này thường viết ngắn 100 từ thể hiện được đối tượng cần thuyết minh là cái kéo.Các em có thể triển khai phần mở bài như sau: Tay cầm cây kéo cây kim Vai mang gối lụa đi tìm người thương. Tay cầm cây kéo, cây kim Vai mang đồ lụa ...

Phần I. Mở bài:

Giới thiệu về cái kéo, đoạn này thường viết ngắn 100 từ thể hiện được đối tượng cần thuyết minh là cái kéo.Các em có thể triển khai phần mở bài như sau:


Tay cầm cây kéo cây kim

Vai mang gối lụa đi tìm người thương.

Tay cầm cây kéo, cây kim

Vai mang đồ lụa đi tìm thợ may


Kho tàng ca dao, tục ngữ luôn chứa đựng những gì bình dị và gần gũi với đời sống con người Việt Nam. Ca dao, tục ngữ là những giá trị văn hóa, truyền thống được đúc kết từ bao đời. Những thứ bình dị, quá đỗi tự nhiên cũng được đưa vào trong ca dao tục ngữ. Không biết tự bao giờ cái kéo, cây kim đã đi vào thơ văn của Việt Nam. Cái kéo như một vật dụng hữu ích được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mọi công việc đời sống như nấu ăn, thợ cắt tóc, thợ may hay học sinh cũng dùng kéo. Để biết rõ hơn thì ta cùng đi tìm hiểu về cái kéo.


Phần II. Thân bài:

Thuyết minh chi tiết về cái kéo, ở phần thân bài cần trình bày tư nguồn gốc, cấu tạo của cái kéo, lợi ích, và có sự so sánh với công việc ngoài thực tế.


a, Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo

  • Việc dùng kéo cũng bắt đầu đồng thời của việc dùng dao.
  • Kéo có 2 lưỡi dao, sử dung 2 ngón tay để cầm nắm.
  • Những di vật ở thế kỷ 2 - 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã cho thấy sự xuất hiện của kéo. Chính vì thế mà kéo có thể xuất hiện sớm hơn.

b, Cấu tạo và hình dạng của kéo:

  • Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm
  • 2 bộ phận :Lưỡi kéo: dược làm từ bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, tùy theo công dụng mà có kích cỡ to nhỏ khác nhau. Phần tay cầm: được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.

c, Từng thời kì phát triển của kéo

  • Kéo chốt đuôi
  • Kéo kẹp
  • Kéo khớp

d, Công dụng của kéo:

  • Kéo dùng trong may mặc: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang,….
  • Kéo dùng trong học tập: các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa....
  • Kéo dùng trong cắt tóc: thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo
  • Kéo dùng trong công nghiệp: kéo cùng để cắt tôn cắt sắt và các vật dụng cứng hơn
  • Kéo dùng trong nấu ăn: kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò...
  • Kéo trong y học: còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật....

e, So sánh từng loại kéo với công dụng và áp dụng vao những công việc khác nhau.

Bên cạnh đó cũng cần thể hiện rõ được các biện pháp nghệ thuật khi làm bài văn thuyết minh về cái kéo lớp 9.


Phần III. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về cái kéo, cùng với những điều đặc biệt mà cái kéo đem lại cho cuộc sống con người.

Ví dụ như: Kéo có nhiều công dụng khác nhau như cắt giấy, cắt vải,… dù là công dụng nào thì kéo cũng rất thân thuộc và hữu ích với đời sống con người. Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người. Tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong trong nhiều ngành như ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0