Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 8) - 10 Bài văn phân tích hình tượng bé Liên trong Hai Chị Em của nhà văn Thạch Lam hay nhất
Truyện ngắn Hai đứa trẻ, có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lòng mình thấy êm đềm trước bức tranh phô huyện nghèo chứa đầy bóng tối, hay vì sao mình không chỉ có cảm giác xót thương những người dân lao động nghèo mà chỉ thấy yêu quý, đồng cảm với họ không? Theo tôi, đó là vì tất cả đều ...
Truyện ngắn Hai đứa trẻ, có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lòng mình thấy êm đềm trước bức tranh phô huyện nghèo chứa đầy bóng tối, hay vì sao mình không chỉ có cảm giác xót thương những người dân lao động nghèo mà chỉ thấy yêu quý, đồng cảm với họ không?
Theo tôi, đó là vì tất cả đều hiện lên qua đôi mắt trìu mến và tâm hồn luôn ngập tràn ước mơ, hi vọng của cỏ thiếu nữ Liên nhân vật trung tâm của câu chuyện.
Như ta đã biết, Liên là một thiếu nữ Hà Thành đã từng được sông trong những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc bên gia đình và người thân. Nhưng rồi hoàn cảnh gia đình sa sứt, cha cô mất việc. Vì thế, mấy mẹ con phải dắt nhau về quê kiếm sống. Hai chị em Liên được giao nhiệm vụ trông coi một quầy hàng tạp hóa nhỏ. Tuy bán chẳng lãi lời được bao nhiêu nhưng cô vẫn phải mở cửa hàng. Mỗi khi mở cửa hàng, cô lại được ngắm nhìn cảnh phố huyện, tuy nghèo nhưng vô cùng đẹp và đáng yêu. Điều đầu tiên người đọc, trước hết là riêng tôi ấn tượng ở Liên chính là sự trong sáng, ngây thơ cũng như rất giàu tình thương của cô. Đã từng quen sống sung sướng ở Thủ đô mà giờ đây lại phải sống ở một miền quê nghèo đói chắc là Liên phải rất chán nản? Nhưng không, trỏng cô chỉ gợn chút buồn man mác trước cảnh chiều tà mà không cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng. Đó chính là điều mà tôi thấy khâm phục và quý mến ở cô.
Thay vì những cảm xúc tiêu cực, Liên đã mở rộng lòng mình, quan sát cảnh phố huyện và chợt nhận ra nơi đây cùng đẹp đấy chứ – một vẻ đẹp không quá lộng lẫy mà gần gũi, quen thuộc đến lạ lùng. Liên cảm nhận được “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến hai chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Đây thực sự là một cảm nhận vô cùng tinh tế! Phải yêu và gắn bó với mảnh đất, quê hương này lắm thì cô thiếu nữ mới có thể cảm nhận được điều này. Sống mười bảy năm trên đời nhưng phải nói một điều là tôi chưa bao giờ dành đôi chút thời gian ngồi ngắm nhìn cảnh vật xung quanh đế có được những cảm giác tuyệt vời như Liên. Và cũng thật hồn nhiên khi hai chị em “lặng ngước nhìn lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông”, hay có lúc “vài cánh hoa bàng nhỏ rụng khẽ xuống vai Liên khiến cô có những cảm giác mơ hồ không hiểu rõ”.
Qua cái cảm giác này, tôi nhận thấy Liên thực sự là một cô thiếu nữ có một tâm hồn vô cùng tinh tế, nhạy cảm và nhiều khi rất lãng mãn nữa. Tuy sống khó khăn, nghèo khổ nhưng Liên vẫn luôn giữ trong mình một chút gì đó yêu đời, lạc quan. Không chỉ có những rung động với cảnh quê hương mà cô còn rung động với những con người khắc khổ nơi đây. Liên động lòng thương mấy đứa trẻ nhặt rác ở ven chợ nhưng cũng chẳng giúp được gì vì cô có gì để cho bọn nó đâu… Khi nhìn thấy mẹ con nhà chị Tí. bác phở Siêu, hay gia đình nhà bác xẩm,… Liên còn hỏi thăm họ nữa. Cô thiếu nữ vừa hiểu họ nhưng cũng rất thương cho những con người tuy làm việc cực nhọc một nắng hai sương suốt cả ngày mà vẫn khổ quá. Họ cố bán hàng thế này cũng có kiếm được là bao đâu. Đặc biệt hơn là nhân vật Liên có thể cảm nhận được, thấu hiểu được tiếng lòng của con người nơi đây: “Chừng ấy người trong bóng tôi mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Từ đâu mà Liên có thể hiểu được niềm mong đợi này của người dân? Đó chẳng phải là do cô có tấm lòng nhân hậu luôn quan tâm chia sẻ với mọi người hay sao. Cô dùng chính trái tim của mình để đập cùng nhịp với trái tim họ, những con người cũng khổ cực như gia đình cô. Chính vì tình yêu sâu nặng với mảnh đất này mà cô cũng yêu luôn cả những con người trong đó. Nhờ thế mà cô thấu hiểu nỗi khó khăn cũng như những khát khao, ước vọng của họ. Liên thực sự là một người có tấm lòng nhân hậu mà tôi vô cùng mến phục,thấy cần học tập.
Nhưng không chỉ yêu cái mảnh đất, yêu con người nơi đây cô thiếu nữa Hà thành ấy còn luôn giữ trong mình một khát vọng cháy bỏng. Điều này được thể hiện rõ qua hành động đợi tàu từ Hà Nội chạy qua. Tôi tự hỏi họ ngắrn đoàn tàu vì điều gì? Mẹ dặn: chị em cố thức đợi chuyến tàu đêm may ra có khách mua hàng. Đối với Liên, một cô gái nhạy cảm thì thức ngắm (đoàn tàu chạy qua không phải để bán hàng mà là đợi chờ một hanh phúc đơn sơ, một trò vui con trẻ, một khao khát tìm lại kỉ niệm đẹp ngày xưa. Khi nghe thấy những tiếng xinh xịch của tàu, những ánh sáng chói lọi phát ra từ mỗi toa tàu thì Liên nhổm dậy nhìn lên đoàn tàu và thấy nhớ Hà Nội quá. Cô nhớ một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ, huyên náo. Ở nơi đó, chứa đựng tuổi thơ đẹp đẽ của cô. Ở nơi đó, cô được sống những ngày hanh phúc sung sướng có thể nói là nhất đời cô. Bên cạnh đó, đoàn tàu huyên náo còn chở cả ước mơ, hi vọng của cô. Qua những ánh đèn sáng rực, những tiếng huyên náo, Liên mong muốn một thế giới mới, một cuộc sống mà ở nơi đó, mọi người đều được sống sung túc, ấm no, luôn luôn tràn ngập tiếng cười và không bao giờ phải lo đến những vật chất tầm thường kia. Đây là khát vọng vô cùng chính đáng. Và dường như đây cũng chính là ước mơ, khao khát của tất cả những người dân nơi phố huyện, làng quê thêm sáng, con người thêm sức sống, lạc quan yêu đời hơn.
Tôi thực sự cảm thấy yêu nhàn vật Liên vô cùng. Tâm hồn cõ trong sáng, đáng yêu. Tuy còn nhỏ tuổi, Liên vẫn có những cảm nhận vô cùng tinh tế về cuộc sông xung quanh, về những con người nơi phô huyện nghèo. Hơn thế nữa, cô còn rất hiểu họ và có một khát vọng, ước mơ vô cùng đẹp đẽ. Dù sông trong khó khăn, khắc khổ nhưng Liên vẫn cố gắng và sông đẹp, luôn thể hiện là người lạc quan yêu đời. Liên đúng là một tấm gương cho tôi học tập. Đọc xong truyện ngắn Hai đứa trẻ, tôi nhận thấy đằng sau hình tượng nhân vật Liên là cái tôi nhà văn nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ dịu dàng, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế biết cảm thông sâu sắc với buồn khổ của con người nhất là của trẻ con trong xã hội cũ. Từ nhân vật Liên và các nhân vật khác trong truyện, tôi càng thêm thấm thía giá trị nhân đạo, nhân văn của ngòi bút Thạch Lam, một ngòi bút lãng mạn, xuất sắc trong đội ngũ nhà văn Việt Nam giai đoạn văn học hiện đại trước Cách mạng tháng Tám 1945.