Đàn ghi ta của Lor – ca
Đàn ghi ta của Lor – ca Hướng dẫn Lor-ca tên đầy đủ là Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936), nhà thơ, nhà soạn kịch Tây Ban Nha sinh ở làng Phu-en-ta Va-kê-rôx, tỉnh Gra-na- da. Từ thuở nhỏ ông đã bộc lộ khả năng cả về thơ ca, hội họa, âm nhạc và sân khấu. Lớn lên ông học Đại học ...
Đàn ghi ta của Lor – ca
Hướng dẫn
Lor-ca tên đầy đủ là Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936), nhà thơ, nhà soạn kịch Tây Ban Nha sinh ở làng Phu-en-ta Va-kê-rôx, tỉnh Gra-na- da. Từ thuở nhỏ ông đã bộc lộ khả năng cả về thơ ca, hội họa, âm nhạc và sân khấu. Lớn lên ông học Đại học Luật theo nguyện vọng của cha và cũng học cả Triết và Văn. Năm 1919, sau khi tốt nghiệp đại học Luật, ông lên thủ đô Ma-đrít và bắt.đầu sáng tác văn học.
Những năm 1929 – 1930, Lor-ca sang Pháp, Anh, Mĩ, Cu-ba rồi trở về nước cộng tác với tờ báo Tháng Mười, một tờ báo tiến bộ chống phát xít. Ông cũng tham gia liên minh trí thức chông phát xít
Nói đến Gar-xi-a Lor-ca là nói đến một nhà thơ yêu cuộc đời, yêu con người, yêu Tổ quốc và nhân dân Tây Ban Nha tha thiết. Ông vừa nồng nhiệt cố vũ nhân dân đấu tranh với các thế lực phản động đế giành quyền sống vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật. Thơ Gar-xi-a Lor-ca trong sáng giản dị giàu màu sắc, giàu nhạc điệu, đậm đà hơi thở của ca dao dân ca mà ông đã phiêu bạt khắp nước đế sưu tầm ghi chép và xem đó là suối nguồn vô tận nuôi dưỡng cho mọi sáng tác nghệ thuật của mình.
Năm 1936 nhà thơ Gar-xi-a Lor-ca đã bị bọn phát xít bắt giam và sát hại.
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca trích ra từ tập thơ Khối vuông ru-bícli (1985) của nhà thơ Thanh Thảo.
Bài thơ có thể chia ra làm 4 đoạn:
– Đoạn 1: Sáu dòng thơ đầu. Giới thiệu hình ảnh Lor-ca con người tự do và cách tân nghệ thuật đơn độc mong manh trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.
– Đoạn 2: Mười hai dòng thơ nôi tiếp: Gar-xi-a Lor-ca bị sát hại và nỗi Xót xa thương tiếc những cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở.
– Đoạn 3: Bôn dòng tiếp theo: Niềm xót xa thương tiếc những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không ai tiếp tục.
– Đoạn cuối: Chín dòng còn lại. Nghĩ suy về cái chết, cuộc giải thoát, cách giã từ của Gar-xi-a Lor-ca.
Gợi ý đọc hiểu
Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo viết về Phê-dê-ri-cô Gar-xi-a Lorca, nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia, nhà hoạt động sân khâu thiên tài người Tây Ban Nha trong một thời khắc bi phẫn nhất cuộc đời ông. Đó là lúc ông bị điệu về bãi bắn và bị bắn chết.
Lor-ca hiện lên từ những nét chấm phá theo lôi ấn tượng: "những tiếng đàn bọt nước – Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt. Li-la li-la li-la đi lahg thang về miền đơn độc. Với vầng trăng chếnh choáng – trên yên ngựa mỏi mòn".
Những thi ảnh ít nhiều có tính tương phản ấy làm cho người đọc hình dung được bóng dáng Lor-ca mong manh, đơn độc và liên tưởng đến khung cảnh đâ’u trường "Tây Ban N/ia áo choàng dỏ gắt". Nhưng chẳng thấy đâu bò tót, mới phát hiện ra đây là một đấu trường hết sức đặc biệt, ở đó, công dân tốt nghiệp Đại học Luật Lor-ca đang đâu với nền chính trị độc tài của bè lũ Phrăng-cô. ơ đó, chàng nghệ sĩ thiên tài Lor-ca cách tân đang đâu với nền nghệ thuật già cỗi xanh xao. Và Lor-ca mong manh, đơn độc.
Lor-ca, con người luôn bị ám ảnh về cái chết của chính mình, con người đã gửi lời nguyện cuối vào một lời di chúc viết sớm: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Nhưng hẳn nhà nghệ sĩ thiên tài này cũng phải bất ngờ vì cái chết đã đến với mình quá sớm. ông bị bọn phát xít giết hại khi mới 37 tuổi. Cảnh hành hình tàn bạo đó được ngòi thơ Thanh Thảo tái hiện bằng hình ảnh thực: "áo choàng bê bết dỏ". Sự kiện kinh hoàng thảm khô’c â’y tạo ra những cú sốc nối tiếp nhau được thi sĩ thể hiện theo lôi tượng trưng, chuyển đổi cảm giác qua một loạt âm thanh tiếng ghi ta vỡ vụn ra thành màu sắc, thành hình khối và thành dòng máu chảy, "tiếng ghi ta nâu", "tiếng ghi ta lá xanh biết mấy", "tiếng ghi ta tròn bọt nước vã tan", "tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy".
Trước cái chết của một thiên tài, Thanh Thảo đã bày tỏ nỗi đau xót và tiếc thương của mình vào boil câu thơ súc tích:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
Câu đầu khiến người đọc liên tưởng đến lời di chúc: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây dàn" của Lor-ca. Chàng nghệ sĩ thiên tài ấy muốn nói gì với chúng ta qua lời di chúc đó. Phải chăng là ông đã biết thi ca mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn chặn những ai đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại những người sau cần phải biết chôn đi nghệ thuật của ông để mà đi tới. Nhưng những người ‘sau vì quá ngưỡng mộ ông, người ta không biết vượt qua ông: Không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng dàn như cỏ mọc hoang.Hai dòng thơ không những là niềm xót thương cái chết của chàng nghệ sĩ thiên tài mà còn là nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của chàng không ai tiếp tục. Nỗi niềm đó đọng lại thành một câu thơ với hai hình ảnh đẹp và buồn sắp đặt bên nhau: giọt nước mắt vầng trăng, long lanh trong đậy giếng… Tất cả làm nên một hệ hình ảnh trùng phức, giao thoa, ánh xạ vào nhau, gợi những suy tư đa chiều…
Chín dòng thơ cuối bài là hình ảnh Lor-ca lìa bỏ tất cả để hoàn toàn giải thoát:
dường chỉ tay đã dứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trẽn chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
Đường chỉ tay là hiện thân của một đời người. Đường chỉ tay đã đứt đúng là cú giáng phũ phàng trái ngang của số mệnh như có người đã nói. Đường chỉ tay ngắn ngủi, nhỏ bé, dòng sông lại rộng vô cùng cũng như phận người mỏng dính mà thế giới lại mênh mang. Chiếc đàn ghi ta tượng trưng cho ầm nhạc, thi ca, nghệ thuật. Lor-ca bơi trên chiếc ghi ta cũng là bơi trên con thuyền của thơ ca của nghệ thuật để sang cõi khác. Ném bùa, ném trái tim mình vào xoáy nước, vào cõi lặng yên là hình ảnh tượng trưng cho sự giã từ, giải thoát thật sự ném bỏ hết mọi buộc ràng, hệ lụy trần gian.
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca đặc biệt có sự giao duyên kì thú giữa thơ và nhạc, giao thoa đặc sắc giữa thanh âm và thi ảnh. Các chuỗi âm "li-la, li- la, li-la" phát hiện luyến láy sau hai câu đầu của đoạn 1 và khép lại cả bài thơ thật có ý nghĩa. Chuỗi âm đầu như âm hưởng của chùm hợp âm sau tấu khúc hoặc ca khúc mở đầu. Chuỗi âm sau như âm hưởng của chùm hợp âm vĩ thanh sau khi ca khúc đã dừng lời. Câu trúc đó làm người đọc liên tưởng đến một bè trần có phần nhạc đệm của ghi ta.
Trường hợp này ngoài ý nghĩa của một sự cách tân nghệ thuật, còn có ý nghĩa của một sự kính trọng và tri âm đô’i với Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, một nhà thơ, một nhạc sĩ, một nhà cách tân sân khấu.
Học sinh đọc kĩ phần Gợi ý đọc hiểu trên và tự trả lời ba câu hỏi Hướng dẫn liọc bài
LUYỆN TẬP
Học sinh tự viết cảm nhận của mình về hình ảnh Ph.G. Lor-ca được thể hiện qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
Mai Thu