25/05/2018, 17:43
Đại học Nhật Bản: Kết nối để phổ cập tri thức
FUMI KITAGAWA ĐH Tokyo, một trong những đại học hàng đầu của Nhật Bản (TiaSang) - Nhờ tăng cường mối liên kết giữa ba bên gồm Khoa học hàn lâm, Chính phủ và các Nhóm công nghiệp, các trường đại học ở Nhật Bản đã góp phần xóa nhòa biên giới giữa các công ty quốc tế ...
FUMI KITAGAWA |
ĐH Tokyo, một trong những đại học hàng đầu
của Nhật Bản
(TiaSang) - Nhờ
tăng cường mối liên kết giữa ba bên gồm Khoa học hàn lâm, Chính phủ và
các Nhóm công nghiệp, các trường đại học ở Nhật Bản đã góp phần xóa
nhòa biên giới giữa các công ty quốc tế lớn với các công ty nội địa
nhỏ, làm cho tri thức trở thành phổ cập, dễ tiếp cận đối với các tổ
chức ở cấp vùng.
Trường đại học - bộ phận quan trọng của tăng trưởng kinh tế
Vào những năm 1990 Nhật Bản đã tiến hành cải cách công nghiệp quy mô lớn và tạo lập hệ thống nghiên cứu mới, do đó đã xuất hiện các hệ thống đổi mới mới và những mối quan hệ để các trường đại học đóng vai trò lớn đáng kể hơn với tư cách như là một nguồn lực kinh tế - tức là các trường đại học được coi như bộ phận quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cố gắng đưa nghiên cứu của các trường đại học vào quá trình tạo ra các sáng chế công nghiệp, đặc biệt ở cấp tỉnh và liên vùng. Mối tương tác giữa các trường đại học và nền công nghiệp, việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và bảo hộ sở hữu trí tuệ đã trở thành đối tượng và mục tiêu quan tâm chính trị, đặc biệt là thu hút để phát triển vùng. Khi soạn thảo chính sách khoa học và giáo dục, điểm nhấn quan trọng ở Nhật Bản là nhằm vào việc tăng cường mối quan hệ với nền công nghiệp và coi đó là phương tiện kích thích sự phát triển kinh tế vùng.
Việc Nhật Bản đi vào giai đoạn giáo dục đại học “đại trà” bắt đầu từ những năm 1960- đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế nhanh. Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm 3 khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương (cấp tỉnh). Năm 2008 ở Nhật Bản đã có đến 589 các trường đaị học tư thục, 86 đại học công lập cấp quốc gia (theo thể chế National University Corporation- NUC) và 90 đại học công lập địa phương (với thể chế Public University Corporation- PUC). Phần lớn chi tiêu cuả quốc gia cho giáo dục đại học chiếm gần 1,3% GDP dành cho các đại học loại NUC, mặc dù phần lớn sinh viên đang theo học ở các đại học tư nhân. Trước năm 1998 người ta đã thấy rằng sự phân bố các trường đại học như vậy có nghĩa là “các đại học công lập thỏa mãn nhu cầu về nhân lực của quốc gia, còn đại học địa phương- thỏa mãn nhu cầu cấp tỉnh và huyện, còn đại học tư nhân- cho thị trường”. Gần đây sự phân bố như vậy bị phức tạp hóa hơn do tác động của “sự phân hóa chức năng” các đại học dẫn đến việc xóa bỏ ranh giới giữa 3 khu vực.
Lâu nay, các trường đại học hàng đầu của Nhật đã và đang chiếm vị trí không đến nỗi nào trong xếp hạng ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về số lượng các công bố, trích dẫn. Nhưng theo các tiêu chí như sự tham gia vào các hoạt động R &D quốc tế thì các trường đại học Nhật Bản lại tụt hạng xa so với các đại học phương Tây. Khi tiến hành các hoạt động R & D thì các công ty Nhật Bản đều coi trọng hơn việc hợp tác với các trường đại học của Mỹ.
Tăng cường nghiên cứu khoa học trong trường đại học
Hiện nay Nhật Bản bắt đầu có những chính sách nhằm thúc đẩy sự đóng góp từ các hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Nhật Bản đối với các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao. Gần đây việc cải tổ hệ thống các trường đại học và cuộc cạnh tranh càng gia tăng đã làm thay đổi diện mạo hệ thống giáo dục đại học quốc gia ở Nhật Bản. Năm 2002 Nhật Bản đã khởi động Chương trình thành lập các Trung tâm xuất sắc (Centers of Excellence-COE) nhằm mục đích lập ra “các trường đại học đẳng cấp quốc tế”; năm 2007 đã đề ra Sáng kiến thành lập các Trung tâm nghiên cứu quốc tế quy mô lớn (World Premier International Research Center-WPI Initiative) để hình thành các Trung tâm nghiên cứu đẳng cấp quốc tế, có khả năng thu hút các nhà khoa học tốt nhất. Người ta đã lựa chọn 4 trường đại học Hoàng gia (Tokoku, Tokyo, Kyoto và Osaka) và Viện Khoa học vật liệu quốc gia (National Institute for Materials Science-NIMS) để thực hiện mục tiêu này, dẫn đến việc phân hóa hơn nữa các trường đại học ở Nhật Bản.
Những thay đổi về cơ cấu và pháp lý đã hỗ trợ gián tiếp cho sự phát triển các mối liên hệ liên đại học và gia tăng tính thương mại theo hướng tự chủ tích cực. Từ năm 2004 có 89 NUC được nhận 2 loại bù lỗ của nhà nước: cho chi tiêu thường xuyên (sự nghiệp) và chi xây dựng cơ bản. Nhưng từ năm 2006 Chính phủ đã tuyên bố rằng các khoản bù lỗ chi thường xuyên hàng năm sẽ giảm đi 1%, điều đó đòi hỏi các trường đại học phải tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung, trong đó có việc tiến hành các nghiên cứu khoa học phục vụ cho nền sản xuất công nghiệp.
Vào giữa những năm 1990 ở Nhật Bản mối quan hệ giữa các trường đại học và nền công nghiệp đã tồn tại chủ yếu trên nền tảng không chính thức. Và vào cuối những năm 1990 người ta đã thành lập ra các cơ cấu pháp lý để giảm nhẹ việc chuyển giao công nghệ dưới dạng tổ chức cấp Li-xăng (licence) công nghệ (TLO), giúp cho giới nghiên cứu được nhận các bản quyền sáng chế và cho nền công nghiệp trong việc cấp li-xăng cho các sáng chế đó.
Nhìn chung các hình thức diễn ra nói trên đã dẫn đến nhiều trường đại học bắt đầu phát triển các mối quan hệ với công nghiệp địa phương (trong đó có việc gia tăng thu nhập từ sở hữu trí tuệ đã thực thi trong công nghiệp), các trường này đã xem xét lại cơ cấu thể chế của mình, cũng như tạo lập ra các doanh nghiệp mạo hiểm, kết quả là tạo ra các công ty mới (start-up companies) dựa vào các trường đại học.
Năm 1995 sau Luật cơ bản về khoa học và công nghệ, Nhật Bản đã soạn thảo ra 3 kế hoạch cơ bản về phát triển khoa học và công nghệ. Kế hoạch 5 năm đầu tiên (1996-2000) đã tập trung vào việc tăng cấp tiền ngân sách cho khoa học và công nghệ và gia tăng các mối liên hệ giữa nền công nghiệp với các trường đại học - học tập kinh nghiệm của Mỹ. Việc “Khu vực hóa” chính sách khoa học và công nghệ đã được khẳng định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (2001-2005) và còn được tăng cường trong kế hoạch lần thứ 3, đặc biệt có việc thành lập Hệ thống đổi mới theo vùng (Regional Innovation System-RIS). Đối với Nhật Bản ý tưởng RIS nêu trên là một hiện tượng mới; và khác với các nước Châu Âu, ý tưởng này gần đây đã không nhận được sự chú ý đầy đủ cuả các cơ quan chính trị. Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 có nhiệm vụ tăng cường mối liên hệ giữa khoa học, công nghiệp và Nhà nước trên phạm vi cấp ngành và sự ủng hộ các đổi mới sáng tạo thông qua các cơ chế mạng.
Từ năm 2001 Chính phủ đã đưa ra nhiều Chương trình được thực thi dưới sự chủ trì của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI). Chương trình đầu tiên là – Sáng kiến thành lập các Cụm công nghiệp (Industrial Cluster Initiative), dựa trên cái gọi là “cách tiếp cận kinh doanh”, do đó giai đoạn 2001-2005 đã có 90 khu vực và đến năm 2005 đã phát triển được thành 9.800 doanh nghiệp nhỏ và vừa với 290 trường đại học. Mục tiêu chủ yếu là nâng cao sức sống của kinh tế vùng. Chương trình thứ 2 là Sáng kiến thành lập Cụm sáng kiến tri thức (Knowledge Cluster Initiative)- dựa trên cái gọi là “cách tiếp cận hàn lâm” và nhằm để phát triển tính tích cực về nghiên cứu KH&CN ở các vùng. Cả 2 sáng kiến này được tài trợ bởi Chính phủ trung ương, đồng thời sử dụng cách tiếp cận “từ dưới lên trên”, tức là các sáng kiến được chính quyền cấp vùng đưa ra, không do địa phương hay cấp trên ấn xuống.
Chính sách hiện hành trong lĩnh vực vùng hóa, khu vực hóa quá trình quản lý và phát triển đổi mới và tác động của các nhóm công nghiệp, hàn lâm, và chính phủ đã bắt đầu làm thay đổi động thái thị trường lao động. Nó thách thức những đặc tính vốn có cuả đặc tính của tổ chức công nghiệp Nhật Bản, như bộ mặt của tổ chức công nghiệp Nhật Bản, tính vận động linh hoạt của lực lượng lao động giữa các công ty còn thấp, và ưu tiên thị trường lao động nội bộ trong nước hơn là thị trường ngoại. Nhu cầu về các Trung tâm nghiên cứu Cụm Công nghệ cao có số lớn lực lượng các nhà khoa học và nhà nghiên cứu chất lượng cao, nắm giữ nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt đến làm việc ngày càng tăng. Nhật Bản cũng đã đề ra Chương trình Dải ven biển Fukuoka Silicon (Fukuoka Silicon Sea-Belt Programme), ở đó người ta áp dụng mô hình quản lý nhiều cấp hệ thống đổi mới quản lý.
***
Tóm lại cần phải nhấn mạnh rằng thập kỷ vừa qua do nhiều thay đổi trong công nghiệp và sự lựa chọn định hướng chính sách nhà nước, cơ cấu và sự cấp phát tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ở Nhật Bản đã trải qua những thay đổi sâu sắc, có thể khái quát ngắn gọn bao gồm:
a/ Quá trình đổi mới tích cực ở các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao;
b/ Sự tập trung nguồn lực vào phát triển ưu thế nghiên cứu và tạo lập hệ thống cơ quan uy tín để cạnh tranh có hiệu quả với các trường đại học hàng đầu trên thế giới;
c/ “Khu vực hóa” dần chính sách đổi mới thông qua phi tập trung hóa việc lãnh đạo khoa học và công nghệ;
d/ Dựa nhiều vào kinh doanh trong lĩnh vực hàn lâm và tăng cường mối liên hệ giữa các trường đại học và nền công nghiệp ở cấp địa phương.
Bùi Thiên Sơn tóm lược theo nguồn: KITAGAWA F.: "University-industry links and regional development in Japan: Connecting excellence and relevance?" - Science, technology & society - Los Angeles etc., 2009- Vol.14, N1.-P.1-33. (dẫn theo V.O. Timchenko, Obshestvennue nauki, Russia, số ra 01.022, năm 2010)
Vào những năm 1990 Nhật Bản đã tiến hành cải cách công nghiệp quy mô lớn và tạo lập hệ thống nghiên cứu mới, do đó đã xuất hiện các hệ thống đổi mới mới và những mối quan hệ để các trường đại học đóng vai trò lớn đáng kể hơn với tư cách như là một nguồn lực kinh tế - tức là các trường đại học được coi như bộ phận quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cố gắng đưa nghiên cứu của các trường đại học vào quá trình tạo ra các sáng chế công nghiệp, đặc biệt ở cấp tỉnh và liên vùng. Mối tương tác giữa các trường đại học và nền công nghiệp, việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và bảo hộ sở hữu trí tuệ đã trở thành đối tượng và mục tiêu quan tâm chính trị, đặc biệt là thu hút để phát triển vùng. Khi soạn thảo chính sách khoa học và giáo dục, điểm nhấn quan trọng ở Nhật Bản là nhằm vào việc tăng cường mối quan hệ với nền công nghiệp và coi đó là phương tiện kích thích sự phát triển kinh tế vùng.
Việc Nhật Bản đi vào giai đoạn giáo dục đại học “đại trà” bắt đầu từ những năm 1960- đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế nhanh. Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm 3 khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương (cấp tỉnh). Năm 2008 ở Nhật Bản đã có đến 589 các trường đaị học tư thục, 86 đại học công lập cấp quốc gia (theo thể chế National University Corporation- NUC) và 90 đại học công lập địa phương (với thể chế Public University Corporation- PUC). Phần lớn chi tiêu cuả quốc gia cho giáo dục đại học chiếm gần 1,3% GDP dành cho các đại học loại NUC, mặc dù phần lớn sinh viên đang theo học ở các đại học tư nhân. Trước năm 1998 người ta đã thấy rằng sự phân bố các trường đại học như vậy có nghĩa là “các đại học công lập thỏa mãn nhu cầu về nhân lực của quốc gia, còn đại học địa phương- thỏa mãn nhu cầu cấp tỉnh và huyện, còn đại học tư nhân- cho thị trường”. Gần đây sự phân bố như vậy bị phức tạp hóa hơn do tác động của “sự phân hóa chức năng” các đại học dẫn đến việc xóa bỏ ranh giới giữa 3 khu vực.
Lâu nay, các trường đại học hàng đầu của Nhật đã và đang chiếm vị trí không đến nỗi nào trong xếp hạng ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về số lượng các công bố, trích dẫn. Nhưng theo các tiêu chí như sự tham gia vào các hoạt động R &D quốc tế thì các trường đại học Nhật Bản lại tụt hạng xa so với các đại học phương Tây. Khi tiến hành các hoạt động R & D thì các công ty Nhật Bản đều coi trọng hơn việc hợp tác với các trường đại học của Mỹ.
Tăng cường nghiên cứu khoa học trong trường đại học
Hiện nay Nhật Bản bắt đầu có những chính sách nhằm thúc đẩy sự đóng góp từ các hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Nhật Bản đối với các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao. Gần đây việc cải tổ hệ thống các trường đại học và cuộc cạnh tranh càng gia tăng đã làm thay đổi diện mạo hệ thống giáo dục đại học quốc gia ở Nhật Bản. Năm 2002 Nhật Bản đã khởi động Chương trình thành lập các Trung tâm xuất sắc (Centers of Excellence-COE) nhằm mục đích lập ra “các trường đại học đẳng cấp quốc tế”; năm 2007 đã đề ra Sáng kiến thành lập các Trung tâm nghiên cứu quốc tế quy mô lớn (World Premier International Research Center-WPI Initiative) để hình thành các Trung tâm nghiên cứu đẳng cấp quốc tế, có khả năng thu hút các nhà khoa học tốt nhất. Người ta đã lựa chọn 4 trường đại học Hoàng gia (Tokoku, Tokyo, Kyoto và Osaka) và Viện Khoa học vật liệu quốc gia (National Institute for Materials Science-NIMS) để thực hiện mục tiêu này, dẫn đến việc phân hóa hơn nữa các trường đại học ở Nhật Bản.
Những thay đổi về cơ cấu và pháp lý đã hỗ trợ gián tiếp cho sự phát triển các mối liên hệ liên đại học và gia tăng tính thương mại theo hướng tự chủ tích cực. Từ năm 2004 có 89 NUC được nhận 2 loại bù lỗ của nhà nước: cho chi tiêu thường xuyên (sự nghiệp) và chi xây dựng cơ bản. Nhưng từ năm 2006 Chính phủ đã tuyên bố rằng các khoản bù lỗ chi thường xuyên hàng năm sẽ giảm đi 1%, điều đó đòi hỏi các trường đại học phải tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung, trong đó có việc tiến hành các nghiên cứu khoa học phục vụ cho nền sản xuất công nghiệp.
Vào giữa những năm 1990 ở Nhật Bản mối quan hệ giữa các trường đại học và nền công nghiệp đã tồn tại chủ yếu trên nền tảng không chính thức. Và vào cuối những năm 1990 người ta đã thành lập ra các cơ cấu pháp lý để giảm nhẹ việc chuyển giao công nghệ dưới dạng tổ chức cấp Li-xăng (licence) công nghệ (TLO), giúp cho giới nghiên cứu được nhận các bản quyền sáng chế và cho nền công nghiệp trong việc cấp li-xăng cho các sáng chế đó.
Nhìn chung các hình thức diễn ra nói trên đã dẫn đến nhiều trường đại học bắt đầu phát triển các mối quan hệ với công nghiệp địa phương (trong đó có việc gia tăng thu nhập từ sở hữu trí tuệ đã thực thi trong công nghiệp), các trường này đã xem xét lại cơ cấu thể chế của mình, cũng như tạo lập ra các doanh nghiệp mạo hiểm, kết quả là tạo ra các công ty mới (start-up companies) dựa vào các trường đại học.
Năm 1995 sau Luật cơ bản về khoa học và công nghệ, Nhật Bản đã soạn thảo ra 3 kế hoạch cơ bản về phát triển khoa học và công nghệ. Kế hoạch 5 năm đầu tiên (1996-2000) đã tập trung vào việc tăng cấp tiền ngân sách cho khoa học và công nghệ và gia tăng các mối liên hệ giữa nền công nghiệp với các trường đại học - học tập kinh nghiệm của Mỹ. Việc “Khu vực hóa” chính sách khoa học và công nghệ đã được khẳng định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (2001-2005) và còn được tăng cường trong kế hoạch lần thứ 3, đặc biệt có việc thành lập Hệ thống đổi mới theo vùng (Regional Innovation System-RIS). Đối với Nhật Bản ý tưởng RIS nêu trên là một hiện tượng mới; và khác với các nước Châu Âu, ý tưởng này gần đây đã không nhận được sự chú ý đầy đủ cuả các cơ quan chính trị. Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 có nhiệm vụ tăng cường mối liên hệ giữa khoa học, công nghiệp và Nhà nước trên phạm vi cấp ngành và sự ủng hộ các đổi mới sáng tạo thông qua các cơ chế mạng.
Từ năm 2001 Chính phủ đã đưa ra nhiều Chương trình được thực thi dưới sự chủ trì của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI). Chương trình đầu tiên là – Sáng kiến thành lập các Cụm công nghiệp (Industrial Cluster Initiative), dựa trên cái gọi là “cách tiếp cận kinh doanh”, do đó giai đoạn 2001-2005 đã có 90 khu vực và đến năm 2005 đã phát triển được thành 9.800 doanh nghiệp nhỏ và vừa với 290 trường đại học. Mục tiêu chủ yếu là nâng cao sức sống của kinh tế vùng. Chương trình thứ 2 là Sáng kiến thành lập Cụm sáng kiến tri thức (Knowledge Cluster Initiative)- dựa trên cái gọi là “cách tiếp cận hàn lâm” và nhằm để phát triển tính tích cực về nghiên cứu KH&CN ở các vùng. Cả 2 sáng kiến này được tài trợ bởi Chính phủ trung ương, đồng thời sử dụng cách tiếp cận “từ dưới lên trên”, tức là các sáng kiến được chính quyền cấp vùng đưa ra, không do địa phương hay cấp trên ấn xuống.
Chính sách hiện hành trong lĩnh vực vùng hóa, khu vực hóa quá trình quản lý và phát triển đổi mới và tác động của các nhóm công nghiệp, hàn lâm, và chính phủ đã bắt đầu làm thay đổi động thái thị trường lao động. Nó thách thức những đặc tính vốn có cuả đặc tính của tổ chức công nghiệp Nhật Bản, như bộ mặt của tổ chức công nghiệp Nhật Bản, tính vận động linh hoạt của lực lượng lao động giữa các công ty còn thấp, và ưu tiên thị trường lao động nội bộ trong nước hơn là thị trường ngoại. Nhu cầu về các Trung tâm nghiên cứu Cụm Công nghệ cao có số lớn lực lượng các nhà khoa học và nhà nghiên cứu chất lượng cao, nắm giữ nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt đến làm việc ngày càng tăng. Nhật Bản cũng đã đề ra Chương trình Dải ven biển Fukuoka Silicon (Fukuoka Silicon Sea-Belt Programme), ở đó người ta áp dụng mô hình quản lý nhiều cấp hệ thống đổi mới quản lý.
***
Tóm lại cần phải nhấn mạnh rằng thập kỷ vừa qua do nhiều thay đổi trong công nghiệp và sự lựa chọn định hướng chính sách nhà nước, cơ cấu và sự cấp phát tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ở Nhật Bản đã trải qua những thay đổi sâu sắc, có thể khái quát ngắn gọn bao gồm:
a/ Quá trình đổi mới tích cực ở các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao;
b/ Sự tập trung nguồn lực vào phát triển ưu thế nghiên cứu và tạo lập hệ thống cơ quan uy tín để cạnh tranh có hiệu quả với các trường đại học hàng đầu trên thế giới;
c/ “Khu vực hóa” dần chính sách đổi mới thông qua phi tập trung hóa việc lãnh đạo khoa học và công nghệ;
d/ Dựa nhiều vào kinh doanh trong lĩnh vực hàn lâm và tăng cường mối liên hệ giữa các trường đại học và nền công nghiệp ở cấp địa phương.
Bùi Thiên Sơn tóm lược theo nguồn: KITAGAWA F.: "University-industry links and regional development in Japan: Connecting excellence and relevance?" - Science, technology & society - Los Angeles etc., 2009- Vol.14, N1.-P.1-33. (dẫn theo V.O. Timchenko, Obshestvennue nauki, Russia, số ra 01.022, năm 2010)