25/08/2018, 00:04

Đặc điểm gây hại của sâu đục thân mình đỏ và cách phòng trừ

August 22, 2018 | Cà phê • Cây công nghiệp | Sâu đục thân mình đỏ cơ chế tấn công gây hại của nó cũng tương tự như sâu đục thân mình trắng. Ăn mất phần gỗ bên trong cây khiến cho cành và thân cây dễ ngã đỗ khi có mưa to gió lớn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và thiệt hại ...

August 22, 2018 | Cà phê • Cây công nghiệp |

Sâu đục thân mình đỏ cơ chế tấn công gây hại của nó cũng tương tự như sâu đục thân mình trắng. Ăn mất phần gỗ bên trong cây khiến cho cành và thân cây dễ ngã đỗ khi có mưa to gió lớn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và thiệt hại về năng suất nặng nề. Để tiêu diệt chúng hộ nông dân cần tìm hiểu kỹ những đặc điểm của chúng và tác động bằng biện pháp sinh học lẫn hóa học thích hợp.

Đặc điểm gây hại của sâu đục thân mình đỏ trên cây cà phê

sâu đục thân mình đỏ

Ngài đẻ trứng thành cụm ngay trên chồi non hoặc là nụ của cành cà phê, mỗi con ngài có thể đẻ được số lượng trứng lớn từ 4-2000 trứng. 14 ngày sau đó chúng sẽ nở thành những con sâu non mặc dù giai đoạn này chúng còn nhỏ nhưng lại có sức phá hoại lớn. Hoạt động nhanh nhẹn đục phá mạnh lên những cành tăm hoặc là những đốt non.

Giai đoạn tuổi 3 chúng đục vào gốc cành, cơ chế tấn công gây hại của chúng thường là cành cấp 1 hoặc cành cấp 2. Vòng đời của sâu non có 6 tuổi qua mỗi lần tuổi chúng lột xác một lần và mỗi lần lột xác chúng sẽ di chuyển chỗ ở. Trong quá trình di chuyển đó chúng sẽ tấn công phá hoại nhiều nơi, phát hiện ra chúng rất dễ quan sát vị trí của chúng bằng cách xem qua vị trí nào có sâu đục cành phân đùn ra ngoài là chúng nằm ở đó. Giai đoạn đẫy sức sâu sẽ hóa nhộng, thời gian chúng hóa nhộng sẽ mất 30-50 ngày, những cành bị sâu đục thân mình đỏ tấn công sẽ bị héo khô, trái bị chín ép rất lép.

Đặc điểm gây hại của sâu đục thân mình đỏ trên cây cà phê chúng thường tấn công gây hại nặng vào tháng 1-2 hoặc là tháng 4-5.

Cách xử lý sâu đục thân mình đỏ gây hại trên cây cà phê

phòng trừ sâu đục thân mình đỏ

  • Tăng cường trồng cây che bóng và làm giảm cường độ ánh sáng trong vườn.
  • Cắt cành tạo tán tốt cho cây để cây có được bộ tán cân đối.
  • Thân cây cần được che phủ từ trên xuống dưới.
  • Loại bỏ hết cành khô lẫn cành chết, sử dụng móc sắc để bắt chúng.
  • Những cây bị sâu đục thân mình đỏ tấn công gây hại trên diện rộng cần cưa đoạn thân đó mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
  • Khi chúng xuất hiện trên diện rộng sử dụng thuốc hóa học Nitox 30EC ( Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) pha với nồng độ 0,25% – 0,3% (25 – 30ml thuốc + 10ml nước) để phun diệt trừ.
  • Sử dụng thuốc hóa học Fastac 5EC; Cyper 5EC; Sumi Alpha 5EC; Oncol 20EC ; Nurelle D 25/ 2.5EC; Hopsan 75ND; Ofunack 40EC; Sumithion 50EC cho vào kiêm tiêm rồi tiêm vào lỗ đục bịt kín hai đầu lại.

Phòng trừ sâu đục thân mình đỏ gây hại hộ trồng cà phê cần áp dụng song song cả hai biện pháp sinh học và hóa học. Nhầm tăng cao hiệu quả chăm sóc bảo vệ cho cây cà phê phát triển tốt, tránh khỏi sự tấn công gây hại của loài sâu gây hại đáng kể này.

0