06/02/2018, 10:23

Đặc điểm của văn biểu cảm

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Mỗi bài văn biểu cầm tập trung thể hiện một tình cảm chủ yếu. 2. Để biểu đạt tình cảm, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Mỗi bài văn biểu cầm tập trung thể hiện một tình cảm chủ yếu.

2. Để biểu đạt tình cảm, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.

3. Tĩnh cảm của người viết phải chân thực, rõ ràng, trong sáng thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.

4. Cũng như các bài văn khác, bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần.

II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

a) Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn và phê phán thói nói dối, nịnh hót, hớt lẻo, độc ác.

b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả lấy tấm gương làm vật để ví dụ. Tấm gương được ví với người bạn trung thực. Gương không nói dối, gương nhắc nhở con người. Dù gương có bị đập vỡ thì vẫn ngay thẳng, trong sạch. Qua tấm gương mà ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn là rất phù hợp và sâu sắc.

c) Bố cục của bài như thường thấy có ba phẩn:

– Bốn dòng đầu là Mở bài, giới thiệu sự chân thật, trong sạch của tấm gương.

– Các dòng tiếp theo đến lỏng không hổ thẹn là phần Thân bải, nói đến tính không xu nịnh, sư thẳng thắn nhắc nhở của gương, những người có khuôn mặt không đẹp soi gương, và tấm gương lương tâm.

– Phần còn lại là Kết bài, nhắc lại phẩm chất tốt đẹp của tấm gương soi.

d) Tình cảm của tác giả là chân thực, tác giả thể hiện rõ ràng: yêu mến, ca ngợi sự thẳng thắn, trung thực, phê phán, lên án thói nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, độc ác. Ngoài tấm gương soi hình thức, con người cần soi mình vào tấm gương lương tâm. Điều này có giá trị làm tăng thêm tính thuyết phục của bài văn.

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

a) Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường, nhớ bạn của những học sinh khi kì nghỉ hè đến. Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò quan trọng trong bài văn này. Phượng chứng kiến mọi hoạt động của học trò. Phượng ở lại một mình khi tất cả rẽ chia về muôn ngả. Phượng nhớ các bạn, rơi nước mắt là những cánh hoa.

b) Bài văn nói về chuyện hoa phượng và kì nghỉ hè. Phượng khơi gợi nỗi nhớ, nỗi buồn. Rồi chính phượng trong cảnh cô đơn, thức canh sân trường, đôi khi mệt nhọc. Rồi hoa phượng khóc, hoa phượng rơi, nhớ những người học sinh, nhớ tiếng trống trường ngày các bạn còn học.

c) Bài văn nàỵ biểu cảm gián tiếp qua nỗi buồn của hoa phượng, hoa – học – trò để nói về nỗi buồn xa lớp, xa trường của những người học sinh trong kì nghỉ hè.

Mai Thu

0