Bạc hà là cây gì ?
Bạc hà là loại cây thảo dược nhỏ thấp phổ biến trên khắp thế giới, có nhiều công dụng quan trọng tốt cho sức khỏe, chữa bệnh, làm đẹp và nhiều ứng dụng hữu ích khác trong cuộc sống. Đặc biệt được sử dụng phổ biến để chiết suất tinh dầu làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm khác. Nội dung dưới đây, ...
Bạc hà là loại cây thảo dược nhỏ thấp phổ biến trên khắp thế giới, có nhiều công dụng quan trọng tốt cho sức khỏe, chữa bệnh, làm đẹp và nhiều ứng dụng hữu ích khác trong cuộc sống. Đặc biệt được sử dụng phổ biến để chiết suất tinh dầu làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm khác. Nội dung dưới đây, caythuocdangian.com sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về đặc điểm, tác dụng và các ứng dụng của loại thảo mộc này.
Tóm tắt nội dung:
Còn được gọi với rất nhiều tên khác như Bà hà, Anh sinh, Băng hầu úy, Bạt đài, Kê tô, Đông đô, Kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương Mục), Thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Thảo), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo), Liên tiền thảo (Thiên Thật Đan Phương), Phiên hà, Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Ngô bạc khá (Thiên Kim Phương – Thực Trị), Phiên hà thái, Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), Bạc hà não, Bạc hà diệp, Bạc hà than, Bạc hà ngạnh, Sao bạc hà, Nam bạc hà, Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa), Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học là Mentha Arvensis Lin, thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo sống lâu năm. Thân hình vuông, mềm màu xanh lục hoặc tím tía, cao từ 25 đến 50cm, thân đứng mang lá, nếu là thân ngầm mang rễ mọc bò lan. Lá hình trứng hoặc bầu dục, mọc đối có cuống ngắn, mép lá hình khé răng đều. Hoa nhỏ màu trắng, tím hồng hoặc hồng, mọc thành những vòng nhiều hoa tụ tập ở kẽ lá. Lá bắc hình dùi, nhỏ. Đài hình chuông, có 5 răng đều nhau, tràng có ống ngắn, phiến tràng chia thành 4 phần gần ngang nhau, ở phía trong có 1 vòng lông, chi nhụy nhắn, 4 nhụy bằng nhau. Quả bế 4 hạt. Những bộ phận nằm trên mặt đất mang 2 loại lông gồm lông bài tiết tinh dầu và lông bảo vệ. Độ tháng 7 đến 10 là mùa hoa quả.
Phân loại bạc hà
Có rất nhiều loại, nhưng được sử dụng phổ biến trong điều trị có 2 loại sau:
Về thành phần hóa học
Thành phần của cây bạc hà gồm Menthone, Menthol, Camphene, Menthyl Acetate, Isomenthone, Limonene, Menthenone, Pinene, Rosmarinic acid, Ethyl – n – Amylketone, d-Neomenthol, Piperitone, Pulegone (Trung Dược Học), Piperitenone. Tinh dầu là hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà có tỷ lệ trung bình từ 0,5-1% nhiều lúc lên đến 1,3-1,5%.
Bạc hà tím trồng tại Việt Nam chứa 1,82% hàm lượng tinh dầu, có lúc lên đến 3%, trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam người ta xác định được 23 thành phần gồm Myrcen 0,47%, a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, P.Cymol 0,09%, Limonen 4,5%, Menthol 5,8%, Oetanol 3 – 3,2%, Menthyl Acetat 1,6%, (-) Menthol 10,1%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5%, Piperiton 4%.
Di thực vào Việt Nam tinh dầu Mentha Arvensis chứa Myrcen, – a Pinen, Sabinen, Cineol, Limonen, Menthol, Methylheptenon, Menthyl Acetat, Isomenthol, Isomenthol, Pulegon, Neomenthol.
Tác dụng dược lý của cây bạc hà
Tác dụng và chủ trị
Xem thêm các tác dụng của chè vằng
Cách sử dụng rất đơn giản, uống trong thì dùng từ 4 tới 8g ở dạng thuốc hãm, bôi ngoài thì giã lấy nước hoặc sắc đặc, dùng tinh dầu và Menthol thì mỗi ngày 0.06ml đến 0.6ml, mỗi lần 0.02ml đến 0.2ml.
Các bài thuốc từ cây bạc hà
Những lưu ý khi sử dụng bạc hà
Phân biệt giữa bạc hà và húng lủi
Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 loại cây này. Cách nhận biết bên ngoài đơn giản nhất là lá bà hà trông đẹp hơn, có răng cưa nhỏ trong khi húng lủi không có, bề mặt lá sần sùi hơn so với lá húng.
Về hương vị, bà hà có vị thơm nồng, the mát, cay cay, thơm thơm mùi kem đánh răng. Lá húng dùng để ăn với rau sống nhưng bà hà thì khó ăn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bạc hà mà Cây Thuốc Dân Gian đã tổng hợp đầy đủ và trình bày dễ hiểu nhất với mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Xin chân thành cảm ơn!