25/05/2018, 14:17

Cục Sở hữu Trí tuệ (Việt Nam)

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. ...

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước.

Cục Sở hữu trí tuệ có 19 nhiệm vụ chính. Tuy nhiên có thể khái quát thành 5 nhiệm vụ trọng tâm cơ bản sau:

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về SHTT; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, biện pháp đẩy mạnh hoạt động và phát triển hệ thống SHTT trong phạm vi cả nước;
  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xác lập và bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân;
  • Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT;
  • Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về SHTT cho các cơ quan quản lý SHTT thuộc các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước;
  • Thực hiện chức năng bảo đảm các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về SHTT; đào tạo, bồi dương chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học về SHTT; hỗ trợ và tư vấn về thủ tục xác lập, quản lý, sử dụng và chuyển giao, chuyển nhượng giá trị quyền SHTT; xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp.

Địa chỉ: 386,đường Nguyễn Trãi,quận Thanh Xuân,TP Hà Nội.

Điện thoại thường trực: (04) 3858 4011; (04) 3858 3069;

Cục Sở hữu trí tuệ có 19 đơn vị trực thuộc, trong đó có 17 đơn vị làm việc tại Cơ quan Cục (384-386, Nguyễn Trãi, Hà Nội) và 2 Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng;

Cục được phân thành 2 khối:

  • khối quản lý nhà nước gồm các đơn vị: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Pháp chế và Chính sách, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Đăng ký, Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Đà Nẵng và
  • khối sự nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước gồm các đơn vị: Phòng Sáng chế 1, Phòng Sáng chế 2, Phòng Sáng chế 3, Phòng Kiểu dáng công nghiệp, Phòng Nhãn hiệu hàng hóa số 1, Phòng Nhãn hiệu hàng hóa số 2, Phòng Chỉ dẫn địa lý, Trung tâm Thông tin, Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ có 281 công chức, viên chức. Trong đó, số công chức là 100 người, viên chức hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là 157 người, và hợp đồng làm việc có thời hạn là 24 người. Hầu hết công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên (245 người chiếm tỷ lệ 87,2%), khả năng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; nhiều công chức, viên chức có thêm văn bằng thứ 2 hoặc thứ 3; 10 người có học vị tiến sĩ (chiếm tỷ lệ 3,6%); 26 người có học vị thạc sỹ (chiếm tỷ lệ 9,25%).

  • Cục trưởng: Trần Việt Hùng
  • Phó Cục trưởng:
    1. Ths. Hoàng Văn Tân;
    2. TS. Phạm Phi Anh;
    3. Trần Hữu Nam;
    4. TS. Tạ Quang Minh
  • Văn phòng

    Chánh Văn phòng: TS. Phạm Mạnh Hào

    Phó Chánh Văn phòng: Phạm Văn Thanh

  • Phòng Tổ chức cán bộ

    Trưởng phòng: Trần Văn Nghiệp

  • Phòng Pháp chế và Chính sách

    Trưởng phòng: Ths. Nguyễn Thị Thanh Hà

    Phó Trưởng phòng: Lê Hương Lan

  • Phòng Hợp tác quốc tế

    Trưởng phòng: Ths. Mai Văn Sơn

    Phó Trưởng phòng: Ths. Nguyễn Đức Dũng

  • Phòng Công nghệ thông tin

    Trưởng phòng: Phan Phụng Tuân

    Phó Trưởng phòng: Nguyễn Hùng

  • Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại

    Trưởng phòng: Nguyễn Thanh Hồng

  • Phòng Đăng ký

    Trưởng phòng: Bùi Huệ Anh

    Phó Trưởng phòng: Lương Bích Hạnh

  • Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh

    Trưởng Văn phòng: Nguyễn Thanh Bình

  • Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Đà Nẵng

    Trưởng văn phòng: Huỳnh Minh Nhật

  • Phòng Sáng chế số 1

    Trưởng phòng: Phan Ngân Sơn

    Phó Trưởng phòng: Phan Thanh Hải

  • Phòng Sáng chế số 2

    Trưởng phòng: Lê Huy Anh

  • Phòng Sáng chế số 3

    Trưởng phòng: Nguyễn Thanh Tú

  • Phòng Nhãn hiệu hàng hóa số 1

    Trưởng phòng: Nguyễn Thị Thanh Vân

    Phó Trưởng phòng: Hoàng Thanh Bình

  • Phòng Nhãn hiệu hàng hóa số 2

    Trưởng phòng: Nguyễn Thị Minh Hiền

    Phó Trưởng phòng: Ngô Việt Thắng

  • Phòng Kiểu dáng công nghiệp

    Trưởng phòng: TS. Lê Ngọc Lâm

  • Phòng Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế

    Trưởng phòng: Lưu Đức Thanh

    Phó trưởng phòng: Nguyễn Thị Nguyên Lý

  • Trung tâm Thông tin

    Giám đốc: TS. Trần Lê Hồng

  • Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo

    Giám đốc: Nguyễn Văn Bảy

  • Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn

    Giám đốc: Lê Duy Thiện

Thành lập Phòng Sáng chế phát minh, tổ chức tiền thân của Cục Sở hữu trí tuệ ngày nay.

Năm 1959: thành lập ủy ban Khoa học Nhà nước trong đó có Phòng Sáng kiến cải tiến kỹ thuật;

Năm 1973: được đổi thành Phòng Sáng chế phát minh.

Cục Sáng chế

Ngày 29/7/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 125/HĐBT về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước trong đó có Cục Sáng chế là một đơn vị trực thuộc. Và, Ngày 29/7 đã chính thức trở thành ngày thành lập Cục Sáng chế, sau đó là Cục Sở hữu công nghiệp và Cục Sở hữu trí tuệ ngày nay.

Theo Điều lệ tổ chức và Hoạt động thì Cục Sáng chế được xây dựng trên cơ sở Phòng Sáng chế phát minh, có trách nhiệm giúp Chủ nhiệm ủy ban thực hiện chức năng thống nhất quản lý hoạt động sáng kiến, sáng chế và công tác sở hữu công nghiệp trong cả nước, bảo hộ pháp lý sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp; Cục có 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, Cục chưa thành lập các phòng mà vẫn tiếp tục duy trì các tổ chuyên môn.

Khi mới thành lập, Cục có 27 cán bộ, được tổ chức thành 02 tổ chuyên môn: Tổ Quản lý và Tổ Thông tin.

Cục Sở hữu công nghiệp

Ngày 22/5/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 22-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Theo đó, Cục Sáng chế được đổi tên thành Cục Sở hữu công nghiệp. Cục đã tổ chức lại các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thống nhất các thủ tục xác lập quyền theo nguyên tắc một đầu mối; củng cố các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

Về cơ cấu tổ chức, Cục có 7 phòng, 01 trung tâm, 02 bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và 01 văn phòng quản lý dự án.

Cục Sở hữu trí tuệ

Ngày 19/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, Cục Sở hữu công nghiệp được đổi tên thành Cục Sở hữu trí tuệ.

Ngày 25/6/2004, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký Quyết định số 14/2004/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ.

0