Củ năng là củ gì, ăn củ năng có tác dụng gì ?
Được coi là loại thựuc phẩm hữu ích cho cơ, khi được sử dụng rất nhiếu để chế biến các món ngon trong đời thường, củ năng dần trở nên vô cùng quen thuộc với tất cả gia đình Việt Nam. Vậy bạn có biết rằng, loại củ rất đỗi bình dị này lại ...
Được coi là loại thựuc phẩm hữu ích cho cơ, khi được sử dụng rất nhiếu để chế biến các món ngon trong đời thường, củ năng dần trở nên vô cùng quen thuộc với tất cả gia đình Việt Nam. Vậy bạn có biết rằng, loại củ rất đỗi bình dị này lại có những tác dụng vô cùng tuyệt vời cho cơ thể chúng ta hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết:
Giá trị dinh dưỡng của củ năng
- Củ năng hay còn gọi với tên gọi khác là ịa lê, thông thiện thảo, tên khoa học: Eleocharis dulcis (Burmef), họ Cói, được dùng làm thức ăn và thuốc từ lâu đời.
- Củ năng là loại củ vô cùng quen thuộc đối với cuộc sống hằng ngày của những gia đình người Việt. Loại củ này chứa hàng loại những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin, magie, đồng, sắt, phospho, kali….
- Củ năng là loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng hỗ trợ trị liệu đối với các bệnh tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận, phục hồi nhanh sức khỏe đường ruột bởi chất xơ và tinh bột củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm.
- Loại củ này khi tiến hành bỏ vào nước và để nguyên vỏ, bảo quản trong tủ lạnh thì có thể để được 2 – 3 tuần, nhưng khi đã gọt bỏ phần vỏ thì chỉ để được 2 – 3 ngày. Củ chín hoặc sống, có hay không có vỏ đều có thể giữ đông tốt trong vài tháng.
- Củ năng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư: trong củ năng có 68,52% nước; 18,75% tinh bột; 2,25% protein, 0,19% lipid; đường; pectin; các muối canxi, phospho, sắt; các vitamin A, B1, B2, C… và một hoạt chất gọi là puchiin có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
Ăn củ năng có tác dụng gì ?
- Với những thành phần dinh dưỡng như trên, củ năng có khả năng thanh nhiệt giải đọc cho cơ thể vô cùng hiệuq ủa. Bạn có thể chế biến thành những món ăn như: lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.
- Có khả năng giải rượu, với những người sử dụng quá nhiều rượu bia, thì thường gặp phải tình trạng nóng bụng, nên rất khó chịu. Và lúc này, củ năng chính là phương pháp tuyệt vời nhất mà bạn nên lựa chọn. Cách làm hết sức đơn giản, chỉ cần tiến hành ép lấy phần nước cho thêm ít chanh và một chút muối giúp hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và chống nóng trong người.
- Ngừa bệnh tim mạch: Củ năng chứa nhiều acid béo thiết yếu như linoleic acid, tốt cho sức khỏe tim mạch và phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ.
- Tốt cho đường ruột: Chất xơ và tinh bột của củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.
- Kháng khuẩn: Củ năng có chứa những nguyên tố có tên flavonoids và polyphenolic, trong khi hai thành phần này có khả năng ngăn chặn cũng như ức chế khả năng hoặt động của những loại virut và ung thư, cải thiện chức năng của dja dày, đề trị chứng mất ngủ và kho chịu trong cơ thể.
- Tăng cảm giác ngon miệng: Ăn củ năng sống hoặc ép lấy nước uống sẽ giúp giải quyết những vấn đề về ăn uống kém ngon ở người lớn tuổi. Củ năng cũng có hoạt tính như chất làm mát, giúp thanh nhiệt, giải khát, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
- Khỏe cơ và thần kinh: Một trong những nguyên tố khoáng chất phong phú trong củ năng chính là kali. Trong khi đây là loại khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể cũng như hệ thần kinh. Bên cạnh đó, lượng iốt và mangan của củ năng cũng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
- Bổ sung vitamin: Trong nửa chén củ năng chứa 10% hàm lượng vitamin B6, 7% riboflavin (vitamin B2) và 6% thiamin (vitamin B1), vì vậy ăn củ năng cùng các loại rau quả khác là cách tốt nhất để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Những lưu ý sử dụng củ năng
- Bạn nên lưa chọn những củ năng chắc thịt không mềm. Khi bỏ phần vỏ bên ngoài thì tiến hành dùng dao bén bắt đầu cắt bỏ phần trên và dưới của củ năng, sau đó cắt xung quanh các cạnh đến khi sạch hết vỏ. Củ năng chưa gọt vỏ cần bọc trong túi giấy, bảo quản ngăn mát tủ lạnh được 1-2 tuần.
- Những món ngon có thể chế biến từ loại củ năng chính là nấu canh, xào với tôm, thịt và rau củ, hầm cùng thịt gà, đuôi heo, kho với sườn, tôm…Bên cạnh đó, loại củ này còn được dùng để tạo ra những món ngọt vô cùng tuyệt vời như: nấu chè với đậu xanh, sâm bổ lượng, nhãn nhục, bạch quả, trứng gà hoặc làm bánh, nấu nước mát…
- Do đặc tính của củ năng là tính hàn, nên chúng không phải là thực phẩm nên chọn đối với những người có thể trạng tính hư hàn với những triệu chứng như: sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng đại tiện lỏng, ăn kém tiêu…
- Bởi môi trường sinh trưởng của củ năng là dưới bùn lầy, nên loại củ này rất thường bị bệnh sán lá. Chính vì vậy, khi tiến hành sơ chế bạn nên lưu ý gọt thật sâu nơi cuống để có thể loại bỏ toàn bộ nơi cư trú của các ký sinh trùng đường ruột. Đồng thời, chỉ nên sử dụng các bài thuốc với củ năng, ngâm rượu hoặc ép nước ép chín rồi uống.
Với những thông tin mà bài viết: Củ năng là củ gì, ăn củ năng có tác dụng gì ? trên đây chia sẻ, thì bạn đã có thể nắm bắt được những tác dụng tuyệt vời mà loại củ này mang lại cho sức khỏe chúng ta.
Xem thêm:
- Tác dụng cây mã đề https://cayvala.com/cay-ma-de/
- Tác dụng cây lạc tiên https://cayvala.com/cay-lac-tien/
- Tác dụng cây lá vối https://cayvala.com/cay-la-voi/
- Tác dụng cây khổ qua rừng https://cayvala.com/kho-qua-rung/
- Tác dụng cây kim tiền thảo https://cayvala.com/kim-tien-thao/
- Tác dụng cây khổ sâm https://cayvala.com/cay-kho-sam/