04/06/2018, 11:19

Những tác dụng và tác hại cây rau muống bạn nên biết.

Rau muống là loại rau phổ biến bậc nhất trong các bữa cơm hàng ngày của gia đình Việt, không chỉ vậy nó còn có nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên trong ngăn ngừa và chữa bệnh, rau muống chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, da và ...

Rau muống là loại rau phổ biến bậc nhất trong các bữa cơm hàng ngày của gia đình Việt, không chỉ vậy nó còn có nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên trong ngăn ngừa và chữa bệnh, rau muống chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, da và não bộ. Tuy nhiên bên cạnh đó bạn không biết rằng  rau muống cũng tiềm ẩn những mối nguy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hãy đọc bài viết Những tác dụng và tác hại cây rau muống bạn nên biết để biết rõ hơn về cây rau muống nhé!

Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Rau muống tuy là loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như có lợi cho tiêu hóa, chữa táo bón, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm…

Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Ngày hè nóng bức, một nồi rau muống luộc dầm vài quả sấu là món ăn hấp dẫn và luôn luôn gắn liền với đời sống của người Việt.

Rau muống có chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp và phụ nữ có thai. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Ngăn ngừa ung thư

Rau muống bao gồm 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, dạ dày, vú, da). Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.



Điều trị chứng khó tiêu và táo bón
Do giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.

Ngừa thiếu máu

Nhờ vào lượng chất sắt dồi dào, rau muống non rất có ích với người bị thiếu máu và phụ nữ mang thai, những người đang cần thu nạp những thực phẩm giàu chất sắt. Đây là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành huyết sắc tố, tạo nên các tế bào máu đỏ.

Ngừa bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

Bảo vệ tim

Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol. Bên cạnh đó, folate trong rau muống giúp chuyển đổi homocysteine, một loại hóa chất khi ở mức độ cao có khả năng gây đau tim hoặc đột quỵ. Khoáng chất magiê trong rau muống giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

Tăng cường miễn dịch

Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

Giảm cholesterol

Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu) .

Điều trị vàng da và các vấn đề về gan

Theo Medical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.

Ngừa bệnh về mắt

Rau muống cung cấp nhiều carotenoid, vitamin A và lutein. Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe của mắt. Bên cạnh đó, rau muống còn bổ sung thêm lượng glutathione cho cơ thể, góp phần ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Ngừa bệnh về xương

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, loại rau có nhiều lá này là thực phẩm giúp tăng cường hoạt động cho hệ miễn dịch một cách tự nhiên và rẻ tiền so với việc bạn phải uống vitamin C mỗi ngày. Ăn rau muống mỗi ngày không chỉ đảm bảo hoạt động của hệ miễn dịch, mà còn góp phần củng cố sức mạnh cho xương, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh bằng cách trung hòa và loại thải độc tố.

Những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.

Một số bài thuốc hay từ rau muống:

– Chứng kiết lỵ: Thường gặp mùa hè thu (ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt sau chuyển sang kiết lỵ, phân có nhầy màu đỏ trắng, đau thắt bụng): lấy một bó rau muống tươi nhặt rửa sạch, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.
– Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói.

Say sắn, ngộ độc sắn: một nắm rau muống nhặt rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống làm sạch cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.
– Chảy máu cam, ho nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, lỵ ra máu…: Giã rau muống uống nước cốt hoặc thêm đường, mật ong.
– Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g, hoa râm bụt trắng 250g hầm với thịt lợn hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.
– Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g nấu nước uống (rau muống tía tốt hơn rau muống trắng).
 Quai bị: Rau muống 200 – 400g luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.
– Lở ngứa, loét ngoài da, zona: Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên.
– Rôm sảy mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em: Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm. Rau muống một bó rửa sạch, thái nhỏ; gà lông vàng, chân vàng, da vàng 1 con làm sạch mổ moi bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con choai choai (gà giò).

image-thumb-ndt1418359188

Rau muống có rất nhiều thành phần dinh dưỡng  và vitamin là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe của tất cả mọi người, tuy nhiên một vài người lại được khuyên không nên sử dụng rau muống và nó cũng tồn tại một vài mối nguy hại cho sức khỏe con người.

Rau muống tốt cho sức khỏe là vậy, tuy nhiên chúng ta khi ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ sẽ bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Lý do đó là vì rau muống thường được trồng ở các ao hồ, vùng chứa nước. Vì đây là đặc tính của loại rau này, chứa nước nó mới phát triển nhanh, rau mềm và không bị chát. Tuy nhiên Ở những ruộng rau muống này thường có các ký sinh trùng, giun sán, đỉa sinh sống, ký sinh trên thân cây. Do đó loại rau này rất thường bị nhiễm ký sinh trùng.

Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong.

Rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ nên vì lợi nhuận mà các hộ nông dân trồng rau đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường. Rau muống có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dẫn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gút (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống ; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.

Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Những người không nên ăn rau muống:

Người có vết thương, mụn nhọt

Những người đang có vết thương, vết sẹo, các mụn nhọt đang trong quá trình hồi phục không nên ăn rau muống. Vì rau muống có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào sẽ gây nên sẹo lồi trên da, gây mất thẩm mỹ.

Người bị viêm khớp, bệnh gout

Tuy chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh việc người mắc bệnh viêm khớp ăn rau muống có hại nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người viêm khớp, bệnh gout, huyết áp cao,…không nên ăn rau muống vì rất hại.

Người bị đau mắt đỏ

Những người đau mắt đỏ nếu ăn rau muống sẽ khiến bệnh nặng thêm. Điều này được lưu truyền trong dân gian và được nhiều tiếp thu. Theo như cha ông ta thì “có kiêng có lành” do đó nếu bị đau mắt đỏ bạn nên hạn chế ăn rau muống nhé!

Để đảm bảo sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt. Hoặc cách tốt hơn là bạn có thể tự trồng rau muống tại nhà, vừa an toàn vuaef có rau tươi xanh sử dụng hàng ngày. Hy vọng bài viết Những tác dụng và tác hại cây rau muống bạn nên biết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cây rau muống.
Có thể bạn chưa biết:

  • tác dụng chữa bệnh của quả sung
0