25/05/2018, 16:18

Công việc của kế toán kho

Tùy từng mô hình quản lý của các doanh nghiệp, cũng như lĩnh vực hoạt động mà có thể có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, để làm một kế toán kho tốt, Kế toán Centax xin chia sẻ với các bạn bài viết sau: Trước tiên, Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản quan trọng trong doanh nghiệp. ...

 - ảnh chính

Tùy từng mô hình quản lý của các doanh nghiệp, cũng như lĩnh vực  hoạt động mà có thể có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, để làm một kế toán kho tốt, Kế toán Centax xin chia sẻ với các bạn bài viết sau: 

Trước tiên, Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản quan trọng trong doanh nghiệp. Hàng tồn kho vừa là tài sản ngắn hạn có vòng quay nhanh, vừa là tài sản có tính thanh khoản cao, biến động nhiều trong doanh nghiệp. Chính vì thế, quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp có riêng bộ phận kho, và kế toán kho là một trong những người quan trọng của bộ phận này.

1. Tiêu chuẩn của kế toán kho

  • Là người tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng kế toán trở lên.
  • Là người có trách nhiệm, cần  mẫn với công việc và hiểu biết về các nghiệp vụ kế toán kho và kế toán liên quan.
  • Sử dụng thành thạo máy tính ( Ecxel, Word) và  phần mềm kế toán của công ty mình ( phân hệ kho).
  • Có nghiệp vụ Quản lý hàng hóa và sắp xếp chứng từ gọn gàng, khoa học
  • Tuân thủ mệnh lệnh, thi hành các nghiệp vụ chính xác, chấp hành đúng các quy định về xuất nhập kho của công ty
  • Có sức khỏe,  trung thực, nhiệt  tình trong công việc

2. Trách nhiệm của kế toán kho

  • Lập chứng từ nhập xuất, hóa đơn bán hàng, ghi chép chi phí mua hàng và công nợ với nhà cung cấp
  • Kiếm tra việc xuất nhập hàng,  ghi sổ của thủ kho,
  • Đối chiếu số liệu với thủ kho và kế toán tổng hợp
  • Tính giá vốn hàng tồn kho và hạch toán giá vốn hàng bán
  • Tính giá nhập kho cho hàng nhập, hàng nhập khẩu, và đối chiếu với những bộ phận liên quan
  • Lập báo cáo xuất nhập tồn cuối tháng hoặc theo yêu cầu của bộ phân liên quan
  • Tham gia kiểm kê hàng hóa định kỳ hay đột xuất trong công ty
  • Lập biên bản kiểm kê, đề xuất sẻ lý khi có những tồn tại trong kiểm kê như: Chênh lệch hàng hóa giữa sổ sách và thực tế, chất lượng hàng hóa không đảm bảo, hàng chậm lưu chuyển…
  • Nộp chứng từ và lập  báo cáo kho theo quy định
  • Hạch toán giá vốn hàng bán
  • Hạch toán công nợ với nhà cung cấp

3. Quyền hạn của kế toán kho

  • Đề xuất, và kiến nghị những vấn đề vướng mắc thuộc trách nhiệm của mình.
  • Đề xuất hướng giải quyết những vấn đề thuộc hàng tồn kho như: Thừa, thiếu hàng hóa, hàng kém chấp lượng, hàng tồn đọng chậm luân chuyển…

4. Quan hệ :

  • Nhận sự thuộc phòng kế toán, nên nhận chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán-tài vụ 
  • Có mối quan hệ công việc với các kế toán viên, thủ kho, người cung cấp vật tư
  • Chịu sự chỉ đạo trong công việc của kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp

Vậy các quy trình của việc quản lý hàng tổn kho gồm những công đoạn nào, mời bạn đọc xem chi tiết tại các bài viết dưới đây:

Quy trình xuất kho hàng hóa

Quy trình nhập kho hàng hóa

0