05/06/2017, 10:40

Công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp trọng điểm là gì ???

Công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp trọng điểm: a. Công nghiệp mũi nhọn: Là nhưng ngành công nghiệp “tiên phong, đi đầu” có khả năng “đón đầu” làm đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế trên cơ sở tận dụng được các nguồn lực trong và ngoài nước. Nó được xác định dựa trên một số chi ...

Công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp trọng điểm: a. Công nghiệp mũi nhọn: Là nhưng ngành công nghiệp “tiên phong, đi đầu” có khả năng “đón đầu” làm đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế trên cơ sở tận dụng được các nguồn lực trong và ngoài nước. Nó được xác định dựa trên một số chi tiêu quan trọng như: có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác; là ngành có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế ...

Công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp trọng điểm:

a. Công nghiệp mũi nhọn: Là nhưng ngành công nghiệp “tiên phong, đi đầu” có khả năng “đón đầu” làm đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế trên cơ sở tận dụng được các nguồn lực trong và ngoài nước. Nó được xác định dựa trên một số chi tiêu quan trọng như: có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác; là ngành có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước; là ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với nhiều ngành công nghiệp khác; khai thác các thế mạnh đặc biệt của đất nước, hướng về xuất khẩu và phù hợp với xu thế tiến bộ khoa học công nghệ cùa thời đại.

Ví dụ, các ngành công nghiệp mùi nhọn của nước ta giai đoạn 2001 - 2010 là: công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản; ngành khai thác mỏ (dầu khí, than, quặng kim loại); ngành công nghiệp cơ bàn (cơ khí, luyện kim, điện từ - tin học, hóa chất); công nghiệp dệt may, da giày...

b. Công nghiệp trọng điếm: Là những ngành quan trọng hàng đầu. được xác định tùy theo từng thời điểm nhất định, phụ thuộc vào nhu cầu thực tể phát triển trong và ngoài nước. Công nghiệp trọng điểm còn là ngành có lợi thế so sánh, có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế và nâng cao mặt bằng kinh tế thông qua việc phát triển sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, xóa đól giảm nghèo, tăng cường hoạt động xuất khâu dể thu ngoại tệ, thúc đây các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, nâng cao trinh độ công nghệ cùa đất nước.

Công nghiệp trọng điểm có một số đặc điểm sau:

- Là ngành có thế mạnh lâu dài để phát triển.

- Là ngành có hiệu quả cao so với ngành khác.

- Là ngành có khả năng lan tỏa tác động dến các ngành kinh tế khác, dẫn đầu, lôi kéo các ngành kinh tế khác phát triển.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm cò khả năng tạo ra vị thế góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chù.

- Ngành công nghiệp trọng điểm có thể đạt tới trình độ tiên tiến nhất trên thế giới trong khoảng thời gian không xa.

Các ngành công nghiệp trọng điểm cùa nước ta như: công nghiệp năng lượng (khai thác than và dầu khí, công nghiệp điện lực), công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt may - da giày...

Như vậy, công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp trọng điểm có những điểm khác nhạu, song tựu chung lại chúng đều là các ngành được tập trung đầu tư trong chiến lược phát triển công nghiệp mỗi quốc gia.

0