25/05/2018, 09:34

Công nghệ xây dựng Portal

Mặc dù Internet ra đời từ rất sớm, khoảng những năm 60 của thế kỷ 20 nhưng phải đến khi Tim Bener-Lee phát minh ra WWW thì Internet mới thực sự phát triển. Từ ý tưởng ban đầu muốn xây dựng một dịch vụ cho phép người dùng Internet có thể trao ...

Mặc dù Internet ra đời từ rất sớm, khoảng những năm 60 của thế kỷ 20 nhưng phải đến khi Tim Bener-Lee phát minh ra WWW thì Internet mới thực sự phát triển. Từ ý tưởng ban đầu muốn xây dựng một dịch vụ cho phép người dùng Internet có thể trao đổi và truy nhập vào các kho dữ liệu nằm ở các máy tính khác nhau trong mạng với một chuẩn kỹ thuật là TCP/IP. Dịch vụ WWW đã phát triển qua các giai đoạn từ Web tĩnh, đến Web động và hiện nay là mô hình cổng giao tiếp – Portal.

Công nghệ Web tĩnh

Công nghệ chủ yếu dùng là sử dụng ngôn ngữ HTML để xây dựng các trang Web tĩnh. Với việc sử dụng HTML, một Website có thể cung cấp tới người dùng những dữ liệu dưới dạng văn bản, dạng hình ảnh và dạng đa phương tiện (video, audio,..).

Để có thể xây dựng được các trang dữ liệu thể hiện bởi HTML, người ta có hai cách cơ bản:

  • Dùng chương trình soạn thảo văn bản dạng text như: notepad kết hợp với các thẻ HTML.
  • Dùng các phần mềm soạn thảo văn bản có dạng “WYSIWYG” (What You See Is What You Get) có khả năng sinh ra các lệnh HTML tương ứng. Ví dụ: Microsoft FrontPage, Macromedia Dreamweaver,...
  • Để nâng cao khả năng trình bày của các trang Web tĩnh và thực hiện một số thao tác tương tác đơn giản, người ta có thể sử dụng các công nghệ như: javascript, CSS, DHTML,... Tuy nhiên về cơ bản nội dung của các Website tĩnh bao giờ cũng được xây dựng từ trước, sau đó cung cấp cho người dùng hay nói cách khác người dùng không thể thay đổi nội dung của một trang Web tĩnh theo cách tương tác. Ví dụ: người dùng muốn tìm kiếm thông tin về một công ty bằng cách nhập tên của công ty đó thì nội dung của trang Web sẽ trả lời các thông tin có liên quan đến công ty đó.
  • Cùng với sự phát triển của CNTT, các Website tĩnh cũng đã phát triến sang một giai đoạn mới là Website động để đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Công nghệ Web động

Như ví dụ ở phần trên đã cho chúng ta thấy khả năng đáp ứng của Website động đối với nhu cầu của người dùng khi khai thác Internet. Một điểm khác nhau cơ bản giữa Website tĩnh và Website động là: nội dung thông tin của trang Web chỉ thực sự được xây dựng khi cần trả lời một yêu cầu của người dùng. Nội dung của các trang Web động được xây dựng từ ba nguồn sau:

  • Các trang mẫu (HTML template) định nghĩa cách trình bày nội dung
  • Nội dung của trang được lấy ra từ kho dữ liệu của Website thông thường, kho dữ liệu này được tổ chức dưới dạng CSDL
  • Nội dung yêu cầu của người dùng nhập vào khi có yêu cầu

Thực chất giai đoạn hình thành Website động so với Website tĩnh không rõ ràng vì từ lúc bắt đầu phát triển dịch vụ WWW người ta đã lồng ghép trong các Website tĩnh những phần nội dung được thể hiện bằng các trang Web động. Ví dụ như mục tìm kiếm trên Website, hay mục hội thoại, trao đổi trong diễn đàn,... Nhưng sự hình thành xu hướng “động hóa” Website thì thấy rất rõ. Nếu trong giai đoạn trước những năm 1990, các Website có rất ít phần thông tin động thì từ đó trở lại đây số lượng các Website được xây dựng theo phương thức động đã tăng nhanh chóng. Nguyên nhân của sự bùng phát này là do công nghệ sử dụng xây dựng Website ngày càng phát triển, nội dung của dữ liệu trong Website cũng ngày càng tăng, đồng thời nhu cầu của người dùng về cách trình bày, tính tương tác cũng ngày càng đa dạng về chất lượng cũng như về số lượng. Để giải quyết tốt các yêu cầu đó, việc sử dụng Website động là một phương án tối ưu. Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, Perl, ASP,.. và công nghệ như XML, Visual. NET, J2EE... được áp dụng trong việc xây dựng các Website động.

Để tiện so sánh giữa công nghệ Web tĩnh và Web động, chúng tôi đưa ra bảng so sánh sau đây:

Ưu điểm của Web động Nhược điểm của Web động
- Tiện lợi và nhanh chóng khi cập nhật và thay đổi nội dung trang Web- Do nội dung thông tin đã được lưu trữ trong kho dữ liệu thường được quản lý bằng một hệ quản trị CSDL nên không làm ảnh hưởng đến cách thức trình bày trang.- Dễ dàng mở rộng khả năng phục vụ của hệ thống khi có nhiều người dùng đồng thời. - Khả năng xảy ra lỗi của Website động cao hơn so với Website tĩnh- Giá thành xây dựng và duy trì Website động cao hơn Website tĩnh rất nhiều- Xây dựng Website động phụ thuộc vào công nghệ lớn hơn khi xây dựng Website tĩnh. Ví dụ khi đã chọn công nghệ xây dựng Website bằng công cụ .NET thì tất cả công cụ, phần mềm hệ thống,.. đều phải sử dụng của hãng Microsoft hoặc của một hãng thứ 3 tương thích.

Công nghệ Portal

Một hệ thống Portal bao gồm 3 phân hệ chính: tổ chức trang thông tin, kiểm soát truy nhập và quản lý thành viên, xử lý yêu cầu và xây dựng nội dung.

  • Tổ chức trang thông tin (Page Aggregation)
  • Nội dung của trang được lấy từ kho dữ liệu .
  • Có khả năng trình bày trang theo những mẫu (template) có sẵn trong kho dữ liệu
  • Ngôn ngữ sử dụng: ASP, .NET, JSP,..
  • Tính trong suốt: Người dùng không cần quan tâm xem thực sự kho dữ liệu đang nằm ở đâu và quá trình được thực hiện như thế nào.
  • Kiểm soát truy nhập và quản lý thành viên (Security & Member Services)
  • Nhiệm vụ: Quản lý thành viên và kiểm soát truy nhập
  • Dữ liệu lấy từ kho dữ liệu có thể tổ chức dưới dạng LDAP, CSDL, ActiveDirectory, ...
  • Nội dung cung cấp đảm bảo tính năng cá nhân hóa cho mỗi thành viên
  • Xử lý yêu cầu và xây dựng nội dung
  • Nhiệm vụ: Xử lý các yêu cầu của người dùng. Tạo nội dung của các trang thông tin
  • Thiết lập sẵn các kênh thông tin (Channel/Porlet) như: Tìm kiếm (Search), Làm việc nhóm (Collaboration),...
  • Hiện nay có hai công nghệ chủ yếu được sử dụng để phát triển các Portal, đó là .NET hoặc J2EE.
Mô hình công nghệ

Các giải pháp công nghệ Portal hiện nay

Trên thế giới đã có nhiều hãng phần mềm lớn cung cấp các giải pháp công nghệ xây dựng Portal như: Websphere của IBM, SharePoint của Microsoft, OracleAS Portal của Oracle...Tuy nhiên, do quá đắt tiền và chưa được Việt hoá nên chưa có giải pháp nào được áp dụng tại Việt Nam. Cộng đồng mã nguồn mở cũng tung ra một số công nghệ Portal khá nổi tiếng như UPortal - một dự án hợp tác thành công giữa các Viện nghiên cứu và Trường Đại học quốc tế (thông tin chi tiết có thể xem tại www.uportal.org). Để phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, nhiều công ty phần mềm đã chọn giải pháp: sử dụng công nghệ quản trị nội dung mã nguồn mở, sau đó, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, phát triển thêm các ứng dụng và dịch vụ tích hợp vào Portal.

Công nghệ Websphere của hãng IBM (http://www-306.ibm.com/software/websphere)

Về giải pháp công nghệ Portal, hiện nay tại Việt nam có các sản phẩm sau:

  • Bộ phần mềm giải pháp cổng thông tin tích hợp TVIS của công ty Công nghệ Tin học Tinh Vân. Đây là sản phẩm hiện đang được sử dụng cho Mạng thông tin tích hợp trên Internet của Thành phố Hồ Chí Minh và đạt giải Cúp Vàng CNTT-TT 2003 trong tuần lễ Tin học VN lần thứ 12.

Mạng thông tin tích hợp trên Internet của Thành phố Hồ Chí Minh

  • Giải pháp Vinacomm Portal của công ty Truyền thông Việt Nam. Sản phẩm này đã được ứng dụng xây dựng Cổng Tiền phong trực tuyến và Cổng Công an nhân dân điện tử.
  • Ngoài ra còn một số các sản phẩm khác như: E4Portal của công ty Giải pháp phần mềm Hoà Bình, M-Portal CMS 1.0 của công ty Cổ phần Minh Việt, WebCMS của công ty Nhất Vinh ...

Với những sản phẩm đó, một công ty hay một đơn vị hành chính muốn xây dựng một Portal cho công ty hay đơn vị mình không còn nhiều khó khăn nữa.

0