23/02/2018, 07:26

[Có Đáp án] Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa 12 – THPT Trung Giã năm 2016

Đáp án và đề thi học kì 1 môn Địa 12 của trường THPT Trung Giã năm 2016: Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta. Sở GD – ĐT Hà Nội Tr­ường THPT Trung Giã KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Địa lý 12 Câu 1. Địa hình thấp dưới 1000m ...

Đáp án và đề thi học kì 1 môn Địa 12 của trường THPT Trung Giã năm 2016:  Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta.

Sở GD – ĐT Hà Nội

Tr­ường THPT Trung Giã

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: Địa lý 12

Câu 1. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích nước ta ?  A. 15%                  
B.65%                   
C.75%                
D.85%

Câu 2. Đây là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta

A. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội.

B.Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao

C.Phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

D.Phát triển mạnh ngành du lịch

Câu 3. Căn cứ bảng 1, cho biết năm 2005, diện tích rừng tự nhiên chiếm bao nhiêu % trong tổng diện tích rừng nước ta:

A. 53,3%              
B.80,3%                       
C.70,3%                        
D.90,3%

Câu 4. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là :

A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

B.Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

C.Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

D.Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².

Câu 5. Khoán 10 là :

A. Chính sách khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.

B.Chính sách Đổi mới đầu tiên của nước ta được thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp.

C.Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp.

D.Chính sách khoán trong nông nghiệp được Bộ Chính trị đưa ra vào tháng 1 – 1981.

Câu 6. Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Tây Bắc.

A. Bắc – nam.                      
B.Tây bắc – đông nam.

C.Tây – đông.                    
D.Đông bắc – tây nam.

Câu 7. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở :

A. Thành phần loài sinh vật biển.

B.Cả ba ý trên.

C.Dòng hải lưu.

D.Nhiệt độ nước biển

Câu 8. Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là:

A. Từ tháng 4 đến tháng 11

B.Từ tháng 10 đến tháng 5

C.Từ tháng 11 đến tháng 4

D.Từ tháng 5 đến tháng  10.

Câu 9. Việt Nam gia nhập WTO vào…….và là thành viên thứ…… của tổ chức này.

A. Tháng 11/2007 và 150

B.Tháng 1/2007 và 153.

C.Tháng 11/2007 và 153.

D.Tháng 1/2007 và 150.

Câu 10. Nhiệt độ Trung bình năm ở nước ta thay đổi như thế nào từ Bắc vào Nam ?

A. Tăng, giảm tùy lúc.                                
B.Giảm dần từ Bắc vào Nam.

C.Chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam.    
D.Tăng dần từ Bắc vào Nam

Câu 11. Cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc có tính chất :

A. Ẩm, lạnh                 
B.Ẩm, nóng                  
C.Khô, nóng                  
D.Khô, lạnh

Câu 12. Nội thuỷ là :

A. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

B.Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía trong đường cơ sở.

C.Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.

D.Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.

Câu 13. Nằm ở cực Tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông bắc là dãy:

A. Đông Triều             
B.Bắc Sơn                     
C.Sông Gâm.                 
D.Ngân Sơn.

Câu 14. Các đảo ven bờ nước ta chủ yếu tập trung ở vùng nào ?

A. Vịnh Thái Lan                        
B.Ven biển Nam Trung Bộ

C.Vịnh Bắc Bộ                          
D.Ven biển Bắc Trung Bộ

Câu 15. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì :

A. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.

B.Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.

C.Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.

D.Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Câu 16. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :

A. Trên cả nước.                                  
B.Tây Nguyên

C.Phía Nam đèo Hải Vân.                  
D.Nam Bộ và Tây Nguyên

Câu 17. Cao nguyên nào sau đây KHÔNG thuộc vùng núi Trường Sơn Nam ?

A. Di Linh                  
B.Đồng Văn                  
C.Kon Tum                   
D.Lâm Viên

Câu 18. Thềm lục địa miền Trung nước ta có đặc điểm;

A. Nông và hẹp           
B.Sâu và rộng               
C.Sâu và hẹp                 
D.Nông và rộng

Câu 19. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở :

A. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.

B.Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.

C.Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ

D.Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.

Câu 20. Dựa vào bảng 1, lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng qua giai đoạn 1943 – 2005

A. Biểu đồ miền                        
B.Biểu đồ kết hợp cột và đường

C.Biểu đồ cột chồng                
D.Biểu đồ tròn

Câu 21. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước :

A. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.

B.Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.

C.Tất cả các ý trên.

D.Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển

Câu 22. Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì :

A. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.

B.Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước

C.Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.

D.Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.

Câu 23. Trong các vùng sau, vùng nào chịu ảnh hưởng khô hạn nhất nước ta

A. Cực Nam Trung Bộ.                        
B.Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.

C.Ven biển Bắc Trung Bộ                   
D.Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 24. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố KHÔNG giáp biển:

A. 35                    
B.28                    
C.30                      
D.25

Câu 25.  Điểm cực Tây nước ta thuộc :

A. Xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang

B.Xã Mường Nhé, Sín Thầu, Điện Biên

C.Xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên

D.Xã Đồng Văn, Lũng Cú, Hà Giang

Câu 26. Ở nước ta bão tập trung nhiều nhất vào :

A. Tháng 7.      
B.Tháng 10.                  C.  Tháng 8.       
D.Tháng 9.

Câu 27. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là :

A. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.

B.Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

C.Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

D.Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

Câu 28. Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Đồng bằng duyên hải miền Trung             
B.Đồng bằng sông Cửu Long

C.Đồng bằng sông Hồng                              
D.Đồng bằng Thanh Hóa

Câu 29. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, đỉnh Mẫu Sơn có độ cao bao nhiêu?

A. 1541m                  
B.1451m                      
C.1145m                    
D.1154m

Câu 30. Địa hình đồi núi đã mang lại thuận lợi gì cho sự phát triển công nghiệp ở nước ta:

A. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

B.Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.

C.Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ

D.Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.

Câu 31. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Đảo Cát Bà            
B.Đảo Lý Sơn      
C.Đảo Phú Quý              
D.Đảo Phú Quốc

Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lý Việt nam, hãy cho biết tỉnh nào KHÔNG giáp Campuchia ?

A. Bình Phước             
B.Bình Dương               
C.Gia Lai                       
D.Tây Ninh

Câu 33. Nơi xuất phát của gió mùa Đông Bắc là;

A. Cao áp Bắc Ấn Độ Dương

B.Cao áp chí tuyến Nam bán cầu

C.  Cao áp Xi-bia

D.Cao áp Ha-oai

Câu 34. Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là :

A. Gió phơn.          
B.Gió mùa.                   
C.Gió địa phương.         
D.Gió mậu dịch.

Câu 35. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :

A. Titan.                
B.Dầu khí                     
C.Muối biển                  
D.Cát trắng

Câu 36. Đường bờ biển nước ta dài khoảng bao nhiêu km?

A. 3260 km              
B.2360 km                
C.3062 km            
D.6320 km

Câu 37. Đặc điểm nào sau đây là của vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Địa hình bị cắt xẻ mạnh                    
B.Sườn Đông dốc, sườn Tây thoải

C.Sườn Tây dốc, sườn Đông thoải        
D.Hướng Tây Bắc – Đông Nam

Câu 38. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại :

A. Mũi Né (Bình Thuận).                
B.Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).

C.Thuận An (Thừa Thiên – Huế).    
D.Cửa Lò (Nghệ An).

Câu 39. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :

A. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông – lâm

B.Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.

C.Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.

D.Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.

Câu 40. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy cho biết vườn quốc gia Cát Bà thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Tỉnh Nam Định.           B.  Tỉnh Cà Mau.           
C.TP Hồ Chí Minh.       
D.TP. Hải Phòng.

Bảng 1: Sự biến động diện tích rừng qua một số năm (đơn vị; triệu ha)

Năm Tổng diện tích rừng Diện tích rừng tự nhiên Diện tích rừng trồng
1943 14,3 14,3 0
1983 7,2 6,8 0,4
2005 12,7 10,2 2,5

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA 12 – THPT TRUNG GIÃ NĂM HỌC 2016-2017

dia-12

0