11/05/2018, 14:46

Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

1- Cơ cấu tổ chức của toà án Cơ cấu tổ chức của toà án • ở trung ương : Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm , toà hình sự, toà dân sự … có toà kinh tế là một trong các toà chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế. Trong Toà phúc thẩm của toà án NDTC có các ...

1- Cơ cấu tổ chức của toà án
Cơ cấu tổ chức của toà án
• ở trung ương : Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm , toà hình sự, toà dân sự
… có toà kinh tế là một trong các toà chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế. Trong Toà phúc thẩm của toà án NDTC có các thẩm phán kinh tế chuyên trách để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án kinh tế và giải quyết khiếu nại đối với quyết định của toà án cấp dưới về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

• ở địa phương: Chỉ có toà án nhân dân cấp tỉnh mới có toà kinh tế chuyên trách còn ở  toà án nhân dân cấp huyện không có toà kinh tế chuyên trách mà chỉ có thẩm phán kinh tế chuyên trách giải quyết các vụ án kinh tế.
2- Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế
Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế có thể phân thành:
– Thẩm quyền theo cấp
– Thẩm quyền theo lãnh thổ
– Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn

a- Thẩm quyền của toà án theo cấp được quy định như sau:

• Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện : Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng và không có nhân tố nước ngoài.

• Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp Tỉnh:
– Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử theo thủ tục
+ sơ Thẩm những vụ án kinh tế trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện ( trong trường hợp cần thiết thì toà kinh tế toà án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân  cấp huyện.
+ Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị thep quy định của pháp luật tố tụng.
– Uỷ ban thẩm phán của toà án cấp tỉnh xem xét giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị .

• Thẩm quyền của toà án nhân dân tối cao
Toà án nhân dân tối cao không xét xử sơ thẩm bất kỳ một vụ án kinh tế nào mà chỉ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

– Phúc thẩm là việc tòa án nhân dân cấp trên xem xét lại bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp dưới khi có kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật.
– Giám đốc thẩm: Là giai đoạn đặc biệt của tố tụng kinh tế trong đó toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.
– Tái thẩm kinh tế là một giai đoạn tố tụng đặc biệt trong đó toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới nếu phát hiện những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung của vụ án trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.

b- Thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ:
Toà có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là toà án nơi bị đơn  có trụ sở hoặc cư trú.
Trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì toà án nơi có bất động sản giải quyết.

c- Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Nguyên đơn có quyền lựa chọn toà án để yêu cầu giải quyết vụ án trong một số trường hợp.
– Không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi có tài sản, trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để giải quyết vụ án.
– Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án.
– Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án.
– Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án.
– Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi có bất động sản nơi có trụ sở hoặc cư trú của bị đơn giải quyết vụ án.
– Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nội dung khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án ở một trong các nơi đó giải quyết vụ án.

Trong các trường hợp trên nguyên đơn chọn toà án nào thì toà án đó có thẩm quyền giải quyết vụ án.

0