25/04/2018, 21:00

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động SBT Văn 7 tập 2 trang 46...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 46 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Hãy nêu ví dụ về một trường hợp mà vì lí do tế nhị, dùng câu bị động thì tốt hơn câu chủ động. Bài tập 1. Bài tập trang 58, SGK. 2. Hãy thử nêu lí do dùng câu bị động trong ...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 46 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2.  Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Hãy nêu ví dụ về một trường hợp mà vì lí do tế nhị, dùng câu bị động thì tốt hơn câu chủ động.

Bài tập

1. Bài tập trang 58, SGK.

2. Hãy thử nêu lí do dùng câu bị động trong những trường hợp sau đây :

a)  Cuốn “Từ điển Việt – Pháp” […] của Giê-ni-bren được tái bản (lần đầu từ năm 1877), có kèm theo chữ Hán, chữ Nôm.

(Theo Từ điển thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh)

b)  Đô thị được xác định bằng các yếu tố đặc trưng là diện tích đất sử dụng, vị trí và dân số.

( Theo Mai Đình Yên)

c)  Màu mực chấm bài của quan trường được định như sau : quan sơ khảo mầu đỏ nhạt, quan phúc khảo màu xanh, quan giám khảo màu tím, quan chủ khảo màu đỏ tươi.

( Theo tạp chí Thế giới mới, số 415)

3. Cho hai đoạn văn sau đây :

–  Nhà máy sản xuất được nhiều sản phẩm có giả trị. Khách hàng quốc tế rất ưa chuộng các sản phẩm này.

–  Nhà máy sản xuất được nhiều sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng quốc tế rất ưa chuộng.

a)  Đoạn văn nào được liên kết tốt hơn ?

b)  Biện pháp nào đã được sử dụng để tạo liên kết tốt hơn cho đoạn văn đó ?

4. Hãy nêu ví dụ về một trường hợp mà vì lí do tế nhị, dùng câu bị động thì tốt hơn câu chủ động.


Gợi ý làm bài

1.  Trước hết, các em cần tìm đúng các câu bị động có trong hai đoạn trích đã cho. Muốn vậy, cần hiểu được thế nào là câu chủ động và câu bị động tương ứng (xem Ghi nhớ, trang 57; SGK). Chẳng hạn, trong đoạn trích thứ nhất, câu bị động là những cấu in đậm sau đây :

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

   Để giải thích được vì sao tác giả dùng câu bị động chứ không dùng câu chủ động, HS cần nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (xem Ghi nhớ, trang 58, SGK). Trong đoạn trích trên đây, mục đích chuyển đổi là nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất, cụ thể là tạo liên kết chặt chẽ về chủ đề ( tinh thần yêu nước) giữa các câu trong đoạn, như có thể thấy qua phân tích sau đây :

   Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi (tinh thần yêu nước) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi (tinh thần yêu nước được) cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

   (Chú ý : Trong phân tích trên đây, những từ ngữ được gạch chân là chủ đề của đoạn trích.)

2.  Một trong những đặc điểm câu tạo của câu bị động là không nhất thiết phải nêu chủ thể của hoạt động hoặc trạng thái. Vì thế, câu bị động thường được ưa dùng hơn khi ta muốn tránh nêu ra chủ thể này, đặc biệt trong những trường hợp sau:

–  Không biết rõ chủ thể ấy là ai.

–  Vấn đề chủ thể là ai không thực sự quan trọng.

–  Muốn tạo ấn tượng khách quan (hiểu chủ thể là ai cũng được).

–  Chủ thể quá rõ ràng, hiển nhiên, không cần nói ra nữa.

–  Không muốn nêu ra chủ thể vì một lí do tế nhị nào đó.

   Vận dụng những hiểu biết trên đây, các em có thể giải thích lí do dùng câu bị động trong các ví dụ đã cho.

3.  a) Đoạn văn thứ hai được liên kết tốt hơn.

     b)  Biện pháp được sử dụng để tạo liên kết tốt hơn là biến đổi câu chủ động thành câu bị động, đó là :

   Khách hàng quốc tế rất ưa chuộng các sẩn phẩm này —> Các sản phẩm này được khách hàng quốc tế rất ưa chuộng. 

4.  Trong trường hợp không muốn nêu chủ thể của hoạt động vì lí do tế nhị, việc dùng câu bị động sẽ thích hợp hơn so với câu chủ động.

   Chẳng hạn, giáo viên chủ nhiệm có thể nói với HS A nào đó như sau :

   –  Tôi được báo cáo là em hay đi muộn lắm.

   Đây là câu bị động, và trong trường hợp này, câu bị động rõ ràng thích hợp hơn câu chủ động tương ứng vì không nhất thiết phải nêu ra chủ thể của hành động “báo cáo”, chẳng hạn như :

   –  Bạn B báo cáo với tôi là em hay đi muộn lắm.

0