06/02/2018, 15:16

Chứng minh rằng, ở đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đang trong “mắt bão”

Chứng minh rằng, ở đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đang trong “mắt bão” Một mình đối diện với mình, Mênh mông trăng gió vô tình thoáng qua. Mong manh như một nhành hoa Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu? Chưa đi đến thuở bạc đầu Mà sao như đã nhuốm màu hư vô? ...

Chứng minh rằng, ở đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đang trong “mắt bão”

Một mình đối diện với mình,
Mênh mông trăng gió vô tình thoáng qua.
Mong manh như một nhành hoa
Ầm ầm  tiếng sóng biết là về đâu?
Chưa đi đến thuở bạc đầu
Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?

Tôi không hoàn toàn tán thành với một số ý kiến cho rằng Kiều ở lầu Ngưng Bích đang sống trong khoảng lặng trước phong ba. Bởi lẽ sóng gió, bão táp đã thực sự quăng quật Kiều cùng bố mẹ, chị em bao nhiêu trận từ khi thằng bán tơ khốn nạn, vô danh nào đó vu oan giá hoạ, mà gần nhất là trận đối đầu quyết liệt với mụ Tú Bà. Quyết liệt đến mức, Kiều uất quá, liều mạng:

Thôi thì thôi, có tiếc gì!
Sẵn dao tay áo, tức thì giờ ra.

Thế là tất cả nháo nhào, tung tành cả lên, có khác gì một trận bão:

Nỗi oan vỡ lở xa gần,
Trong nhà người chật một lần như nêm.
Nàng thì bằn bặt giấc tiên,
Mụ thì cầm cập mắt nhìn, hồn bay
Vực nàng vào chốn hiên tây,
Cắt người coi sóc, rước thầy thuốc men…

Đưa Kiều ra nghỉ, thực chất là giam lỏng ở một nơi vắng về (lầu Ngưng Bích) cho để thi hành độc kế buộc nàng phải tiếp khách, Tú Bà đã và đang tích góp giông gió để sắp sửa chuẩn bị vùi liễu, dập hoa tơi bời. Bởi vậy, theo chúng tôi, ở trước cái lầu đọng lại sắc biếc này, Kiểu không phải đang đứng trước trận bảo mà đang ở trong tâm bão, mất báo mà không gian bát ngát:  Kiều ở lầu Ngưng Bích

Vẻ non xa, tấm trăng gắn ở chung,  Kiều ở lầu Ngưng Bích

Dù vẫn mênh mông, rợn ngợp, yên lặng, êm đêm, nhưng âm điệu:

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi…

Đầy đe dọa, bất trắc… mới là sự thật phủ phàng và chủ đạo.

Thế nhưng, xét về một mặt nào đó, hoàn toàn ngoài ý muốn, Tú Bà đã vô tình tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để nữ sĩ kiêm họa sĩ Vương Thúy Kiều vẽ được một bức tranh phong cảnh tuyệt tác, viết được một bài thơ buồn vào loại hay nhất thơ ca trung đại Việt Nam, đồng thời để cho nàng thả sức: bay lượn nổi cô đơn thăm thẳm của người nghệ sĩ một mình, đối diện với thiên nhiên, trái hỗn lang thang, phiêu bồng cùng biển trời và đắm mình trong mặc cảm sông nước nghìn đời, thấm đẫm tâm thức văn hoá phương Đông.

Nên chăng? Để cho sòng phẳng, bên cạnh sự ghê tởm, khủng khiếp, bạn và tôi phải cảm ơn con mụ da nhờn nhạt, cao lớn, đẫy đà làm sao về điều đó?

Hai mươi hai (22) câu thơ lục bát (1033 – 1054) tả cảnh và tâm tư của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích đã đạt tới nghệ thuật bậc thầy của ngôn ngữ thơ phân tích tâm lí nhân vật đến mức tàn nhẫn, tận đáy, tận cùng, như cách nói của Phan Ngọc. Bí quyết thành công nghệ thuật chủ yếu ở đây, chính là chỗ Nguyễn Du đã nhập mình rất sâu vào tâm trạng nhân vật. Ông nhìn, nghe, cảm nhận cơ hồ như cùng và bằng con mắt, lỗ tai, trái tim và khối óc của Thúy Kiều. Nhưng tuy vậy, người bạn đọc tri âm vẫn nhận ra rất rõ tình cảm và giọng điệu của nhà thơ.

Nhiều người đã phân tích một cách tách bạch bố cục của đoạn thơ:
+ 6 câu đầu, tả cánh, từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.
+ 8 câu tiếp, tả tình: Nhớ chàng Kim và nhớ cha mẹ.
+ 8 câu cuối, tả cảnh – tình hòa hợp.

Về cơ bản là đúng. Nhưng theo dõi kĩ mạch thơ, rồi lùi xa một chút để lắng nghe và cảm nhận, chúng tôi lại nghĩ hơi khác. Đó là hầu như không dòng nào, câu nào, thậm chí nào, hình ảnh, âm thanh nào trong đoạn thơ không ít nhiều thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tâm trạng ngổn ngang, trăm mối, ngơ ngác, bang hoàng, ngẩn ngơ, buồn nhớ, lo lắng, tiếc nuối… đan dệt, chằng chịt giăng mắc trong Kiều, khi nàng ngồi im lặng, một mình trước lầu Ngưng Bích nhìn ra.

Lôgic không gian, thời gian đều bị quy định và tuân theo lôgíc tâm trạng ấy.

Về thời gian nghệ thuật:

Đây là cảnh đêm trăng thu (rừng thu tầng biếc xen hồng, tấm trăng gần). Thế nhưng, chỉ sau hơn mười câu, ta lại thấy: Cửa bể chiều hôm! Vậy cảnh trong đoạn là cảnh vào thời điểm nào?. Không lẽ thời gian quay ngược chiều kim đồng hồ để từ đêm khuya trở lại buổi chiều? Tôi nghĩ, chiều hay đêm, gần như chẳng có ý nghĩa vật lí thực dụng gì? Vì cái ý thức về thời gian nơi Kiều lúc này đang rất mờ nhạt. Thời gian đã trở thành thời gian tâm trạng. Nó chỉ xuất hiện theo dòng suy tư, hồi ức, dứt, nối, lộn xộn của nàng Kiều. Cho nên hiện tại, quá khứ tương lai có khi nối tiếp, có khi gần như đồng hiện. Sớm, khuya, mai, bao giờ, hôm mai, giờ… tính hiện đại trong nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật bằng hình tượng thời gian của Nguyễn Du là như thế.

Không gian nghệ thuật trong đoạn thơ càng đặc sắc hơn.

Ở chỗ, nó là sự kết hợp rất tự nhiên mà đầy dụng ý giữa các không gian thiên nhiên, vũ trụ mênh mông, rộng lớn, mang tính vĩnh hằng, tượng trưng và siêu thoát với không gian sinh hoạt, đời thường gần gũi: non xa, trăng gần, mây sớm, đèn khuya, cát vàng, bụi hổng, sân Lai, của bể, nội có, chân mây, mặt đất, quanh thế giới… Cả hai không gian ấy lại trùng khít với không gian tâm tưởng vời vợi nhớ thương, buồn sầu, lo lắng và cô đơn trong lặng lẽ, thoắt ẩm ào, lại càng xa lạ, cô đơn hơn. Có cảm tưởng như cái hạt bụi hồng nhỏ nhoi hóa kiếp thành nàng Kiều đang quay lông lốc giữa biển trời điên đảo, đang run rẩy vì đau xót, vật vã, bơ vơ… đang bị con Tạo đè ép, dồn xô cho hả nỗi ghen hờn!

Có người phát hiện sự vô lí trong cách tả: Tại sao lại non xa, trăng gần? Đáng lẽ phải viết ngược lại và giải thích đó là do con mắt bị ánh sáng đánh lừa. Trăng sáng hơn, nhìn rõ hơn nên cảm thấy gần hơn. Núi gần hơn trăng, nhưng mờ hơn nên là  xa hơn. Rồi ở chung? Không chỉ tấm trăng chung với ngọn núi, với cát vàng, làn mây trong một bầu trời mà tất cả cảnh và người đang ở chung. Trong đó, người như muốn tan vào trong cảnh.

Tôi nghĩ rằng những điều đó khá lí thú nhưng không thật quan trọng. Cái mà Nguyễn Du muốn khắc họa không phải là bản thân cảnh vật mà chính là cái linh hồn, cái tâm trạng của nhân vật phủ lên cảnh vật kia. Ấy là cái vẻ bẽ bàng, thẩn thờ của chòm mây sớm, cái màu xanh của nội cỏ rầu rầu, cái ầm ầm dữ dội đầy hăm dọa của tiếng sóng biển, cái man mác vất vơ vất vưởng của trôi dạt, vô định của bông hoa bập bềnh trên sóng, cái bát ngát, mênh mạng của không gian đêm thu bên bờ biển…

Đó chính là nỗi lòng của Vương Thúy Kiều trong mắt bão, chập chờn, hốt hoảng, lo sợ mơ hồ không biết bấu víu vào đâu, vào ai, khi nghĩ đến tương lai… Cô đơn khi chỉ có một mình khi đối diện trước thiên nhiên hùng vĩ, biển rộng, trời cao, con người có cảm giác nhỏ bé, đơn côi, yếu ớt, có khi sắp sửa bị đè bẹp… Đó là trạng thái tâm lí thông thường và phổ biến. Nhưng hình như Nguyễn Du lại muốn đẩy nhân vật trữ tình yêu quí của mình dấn thêm một bước vào địa hạt của những suy mỏng nhuốm màu triết học duy tâm, song lại rất phù hợp với tâm trạng của Kiều trong hoàn cảnh cụ thể này. Cô đơn, lẻ loi không có ai để chia sẻ. Tấm trăng gần thật đấy, “nhưng vẫn xa lạ biết bao? Núi, mây, lại càng như vậy. Bởi vì, đây đâu phải là trăng, mây, núi, biển quê nhà? Đây là Lâm Tri (Lâm Truy):

Bốn phương mây trắng một màu
Trông vời cố quốc, biết đâu là nhà,
Dặm nghìn nước thẳm, non xa
Biết đâu thân phận con ra thế này!

Cái cô đơn lẻ loi, một mình nhỏ nhoi bơ vơ của một cá thể, một người con gái rất trẻ mười tám, đôi mươi lần đầu tiên,xa nhà, xa quê xa cha mẹ, một mặt làm cô sợ hãi thẩn thờ, mặt khác lại thăng hoa trong vô thức trong cảm thức sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ bẩm sinh dù bất đắc dĩ do ngoài ý muốn. Chính cái cô đơn ấy khiến ta thương xót Kiều hơn, đồng cảm với người con gái đầu nhà họ Vương hơn, nhưng mặt khác, lại cho ta thưởng thức được vài bốn câu xuất  thần trong lúc đau lòng lưu lạc của nghệ sĩ Thúy Kiều. Người nữ sĩ hồn nhiên cứ  muốn đi để tận cùng trong bản thể cô đơn sáng tạo. Tưởng vọng Chàng Kim cũng lại gắn với cái cảnh đất trời, góc bể bơ vơ, Kiều đã và đang bị lũ ác nhân trắng trợn cướp quyền sống tự do, quyền chung thuỷ với người dưới nguyệt chén đồng! Thương xót hướng về song thân, bùi ngùi vì không được làm phận sự của đứa con gái hiếu thảo để quạt nồng ấp lạnh, thì ngoài cái lôgic tâm trạng tự nhiên trong tình  cảm của con cái đối với cha mẹ, còn mềm hoá những điển tích cổ xưa khắc đậm tâm thế hoàn toàn đơn độc của nàng Kiều…

Nàng Kiểu như đang thì thầm, đang nói trong kí ức kéo quá khứ về hiện tại, kéo quê xa tới bờ bể này để tâm tình, Lôgíc của cảm hứng sáng tạo tất yếu dẫn tới đoạn kết buồn trông tuyệt vời! Điệp ngữ buồn trông đã mờ đi nghĩa cụ thể: Trông mà buồn, hoặc buồn mà trông biển sóng đang cồn cồn mới sa con nước… đặt nhịp nhàng, đều đặn ở đầu các câu lục như mở đầu mỗi đợt sóng lòng vừa trút xuống, lại dâng lên vô hạn vô hồi liên miên không dứt…

Mỗi câu mỗi vẻ. Cảnh vật, tâm tình, nỗi buồn ngày một lớn, ngày một sâu, mỗi lúc lại thêm âm điệu mới, nhưng rồi đều quy tụ thành cao trào hoà với tiếng sóng thuỷ triều đang dâng cao ào ạt đến tận sát quanh ghế ngồi của Kiều. Mặc cảm có đơn đã lên đến đỉnh điểm dào dạt… biến thành thơ…

Thơ bay bay theo cánh buồm thấp thoáng ngoài của bể hay trôi trôi cùng bông hoa mong manh trên làn sóng bạc, hay nhập vào triều biển đùng đùng tung bọt vỗ bờ!

Và ngay lập tức, khi giọng ngâm trên lầu chưa dứt đã được một chàng chải chuốt đa tình đeo đai (họ Sở rình đợi dưới lầu tự bao giờ?) bắt lấy, họa lạị (Kế độc chính thức được thi hành!).

Thế là, khi tận cùng của lãng mạn, thì kì diệu thay, lại trở về với hiện thực trụi trần. Và từ đáy thắm của hiện thực dơ đáy, kinh rợn mà Kiều đã, đang và sắp phải cuốn vào, rơi xuống, lại hơn một lần, vút lên từ thơ lãng mạn của một tâm hồn trung trinh, cao khiết?

Trở về với nước. với sông, với sông, với biển, như ở cánh trước lầu Ngưng Bích này, có lẽ là một trường hợp, một ca khá điển hình cho tâm thức sông nước trong tư duy nghệ thuật của cư dân sinh sống lâu đời ở miền đông nam Hoàng Hà, Dương Tử, hay lưu vực sông Hồng, sông Lam, dọc duyên bãi biển Đông. Đó là sự trở về của Nhân với Địa – với bà mẹ thiên nhiên vũ trụ vĩ đại, trở về với cội nguồn với tuổi thơ để nương tựa và cậy nhờ, để tìm sự che chở, an ủi, hi vọng mơ hồ và giải mã nỗi niềm một cách ngây thơ, hồn nhiên và nhiều khi bất lực… Biển Đông trước lầu Ngưng Bích, nơi thực sự bắt đầu cuộc sống đắng cay, nhục nhã, sông Tiền Đường triều sóng đùng đùng, nơi kết thúc cuộc sống ấy của Kiều, đâu phải là những hình ảnh ngẫu nhiên, vô tình, mà phải chăng là những hình ảnh biểu trưng cho cái khát vọng tự do, trong sạch sống mãi trong tâm thức sông nước: nơi cộng đồng người phương Đông. Trung Hoa – Việt Nam?

Nhưng đó cũng mới chỉ là một hướng cảm luận được gợi ra từ bình diện văn hoá truyền thống – văn hoá sông nước của các dân tộc trồng lúa nước. Đặc điểm của nó đã ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến tâm hồn và tư duy phụ nữ (thuộc âm? Đến thi ca trữ tình mà sánh với văn xuôi (thuộc dương), thì cũng thuộc âm?

Đó vẫn là câu hỏi đang chờ lời giải đáp…

Từ khóa tìm kiếm

0