Cảm nhận nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Đồng chí là một bài thơ tiêu biểu của Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Nói đến thơ Chính Hữu là người ta không thể không nhắc tới ba thơ nổi tiếng này. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc, đánh dấu sự xuất hiện của một nhà thơ mới trong thời ...
Đồng chí là một bài thơ tiêu biểu của Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Nói đến thơ Chính Hữu là người ta không thể không nhắc tới ba thơ nổi tiếng này.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc, đánh dấu sự xuất hiện của một nhà thơ mới trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in báo Sự thật, rồi được chép vào sổ tay cán bộ, chiến sĩ, được phổ biến rộng rãi, trở thành tài sản chung của mọi người.
Đồng chí là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người với người trong cách mạng và kháng chiến. Đồng chí trong ngôn ngữ sinh hoạt chính trị và đời thường đã thành tiếng xưng hô quen thuộc. khi lí tưởng cách mạng đoàn kết, gắn bỏ mọi người đã bắt rễ sâu vào đời sống. Nhưng mấy ai đã cảm nhận được nội dung tình cảm phong phú mới mẻ chứa đựng trong hai tiếng: Đồng chí?
Để làm hiện lên nội dung mới lạ trong những từ ngữ quen thuộc, nhà thơ phải dùng phép lạ hóa. (Tất nhiên khi sáng tác nhà thơ cũng chưa biết khái niệm lí luận mới mẻ này). Không phải ngấm nhiím mù bài thơ bắt đầu từ những chi tiết những cái khác biệt và xa lạ. Đây là lời của những người lính tự thấy cái mới lạ của mình… Mỗi người một quê, đất đai canh tác khác nhau, tập quân, phong tục hẳn là cũng khác. Miền biển nước mặn. dốt phèn. Vùng đồi trung du, đất ít hơn sỏi đá. Những con người tự nhận là xa lạ, cách nhau cả một phương trời và chẳng hò hẹn quen nhau. Ấy thế mà có một sức mạnh vô hình vô song đã biến họ thành đôi tri kỉ… Đó là cuộc sống chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả. Hai dòng thơ chỉ có một chữ chung: đêm rét chung chăn, nhưng cái chung đã bao trùm tất cả. Súng bên súng là chung chiến đấu; đầu sát bên đầu là chung rất nhiễu; không chỉ là gần nhau về không gian mà còn cùng nhau ý nghĩ, lí tưởng.
Đêm rét chung chăn là hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỉ niệm. Những người lính từng đi kháng chiến ở Việt Bắc hẳn không thể quên cái rét của Việt Bắc và của vùng núi rừng nói chung:
Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế,
Gió qua rừng, Đèo Khế gió sang
(Tố Hữu)
Cũng không ai quên được cuộc sống chung:
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng,
Những cái chung ấy đã biến những con người xa lạ thành tri kỉ.
Hai tiếng đồng chí đứng riêng thành một dòng thơ là rất có ý nghĩa. Nhà thơ hoàn toàn có thể viết: Đêm rét chung chăn thành đôi đồng chí. Đồng chí và kỉ đều chung một vấn và có thể thay thế cho nhau mà không làm sai vần luật mà bài thơ có thể rút ngắn một dòng. Nhưng nếu viết thế thì hỏng. Đêm rét chung chăn có thể thành tri kỉ, nhưng không thể nói thành đồng chí. Bởi vì đồng chí có hàm nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Tri kỉ là biết mình, suy rộng ra là biết về nhau. Đồng chí không chỉ biết mình, biết nhau mà biết cái chung rộng lớn gắn bó con người trên mọi mặt. Hai chữ đồng chí đứng thành một dòng thơ đầy sức nặng suy nghĩ. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ cho đoạn sau. Đồng chí có thể cảm nhận mà khó có thể nói hết.
Phần hai nói về những tình cảm chung của hai Đồng chí. Những câu thơ chia thành anh, tôi, nhưng giữa họ đều là chung cả. Đoạn hai mở đầu bằng những dòng tâm sự nhớ nhà. Bây giờ họ chia sẻ cho nhau những tình cảm quê hương và gia đình. Đối với những chàng trai áo nâu lần đầu ra trận, nỗi nhớ nhà là thường trực… Đối với người nông dân, làm ruộng là quan trọng nhất. Nhưng việc ấy đành nhờ bạn thân làm hộ. Gian nhà tổ ấm cũng đành chịu hi sinh: mặc kệ gió lung lay. Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. Thử hỏi ai có thể mặc hệ để cho gió thổi làm xiêu đổ nhà mình? Đó là một khoảng tếu nhộn làm se lòng người. Hai dòng thơ đầy ắp nỗi nhớ, mặc dù đến dòng thơ thứ ba thì nỗi nhớ mới xuất hiện:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Người lính trong thơ Chính Hữu đã rất nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ thương nhất vẫn là những người ở nhà đang thương nhớ họ, dõi theo tin tức của họ.
Hình ảnh giếng nước gốc đa thật đậm. đà, kín đáo mà ý nhị biết bao! Giếng nước gốc đa là những nơi tụ hội của người làng khi trưa nắng, lúc chiều hôm và họ sẽ hỏi thăm nhau về những người trai làng ra trận. Biết bao nhớ nhung. Những người lính không nói mình nhớ, lại chỉ nói người khác nhớ. Đó cũng là cách mình tự vượt lên mình, nên tình riêng vì sự nghiệp chung bằng những lời thật ý nhị, không một chút ồn ào. Bảy dòng cuối dành nói về nỗi gian khổ, cái gian khổ của bộ đội hồi đầu kháng chiến (Thơ Quang Dũng – Tây Tiến, Thôi Hữu – Lên Cẩm Sơn)…
Chính Hữu không nói cái khổ mà nói về sự hiểu nhau trong cái khổ, cái chung phổ biển giữa họ với nhau… Trong kháng chiến, bệnh sốt rét cơn là phổ biến nhất. Hai câu thơ nêu đủ các triệu chứng của bệnh sốt rét cơn. Những ai nhiễm bệnh, thoạt đầu cảm thấy ớn lạnh, sau đó lạnh tới run cầm cập, đắp bao nhiêu chân cũng không hết rét, trong khi đó thì thân nhiệt lại lên tới 40-41 độ; người vã mồ hôi, vì nóng và vì yếu. Phải trải qua bệnh này mới hiểu được cái thật của câu thơ. Sau cơn sốt đó là da vàng, viêm gan, viêm lá lách…
Ngoài khổ vì bệnh tật còn cái khổ vì trang bị. Những ngày đầu kháng chiến, chưa có đủ quần áo đồng phục cấp phát, những người lính mang theo áo quần ở nhà, khi rách thì tự và víu, có khi không còn chỉ, phải lấy dây buộc túm chỗ rách. Người ta đùa gọi là vệ túm. Ở đây, anh rách, anh và thông cảm lẫn nhau… Miệng cười buốt giá hẳn là cười trong buốt giá vì áo quần không chống được rét mà cũng là nụ cười vượt lên giá buốt, mặc dù trời lạnh nên nụ cười cũng khó mà tươi! Cũng có thể là nụ cười nhợt nhạt, xanh xao. Nhưng vẫn cười coi thường gian khổ.
Nhà thơ không viết nụ cười mà viết miệng cười có lẽ vì từ nụ cười khá trừu tượng. Vả lại nhà thơ chỉ muốn nói một cách cụ thể cái miệng với đôi môi nhợt nhạt ấy. Chân không giày cũng là một thực tế phổ biến và cái nổi lên là tình thương yêu đồng đội. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay là một hình ảnh rất ấm áp. Chỉ với 5 dòng thơ, tác giả đã vẽ lên chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến nghèo khổ, thiếu thốn nhưng tình Đồng chí sưởi ấm lòng họ.
Nếu đoạn một nói về sự hình thành đồng chí, đoạn hai nói về tình cảm hiện đại thì đoạn ba nói về hành động chiến đấu của họ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Từ nhận thức chung, tình cảm chung, bài thơ kết vào hành động. Thời gian, không gian trở nên cụ thể, công việc cụ thể. Nhưng không phải vì thế mà công việc thay thế chất thơ. Câu kết là một hình ảnh nổi tiếng cô đọng, ý vị.… Một hình ảnh bất ngờ. Súng và trăng là hai vật cách xa nhau và chẳng có liên hệ gì với nhau trong không gian. Hình ảnh này chỉ có thể là phát hiện của người lính.
Súng lăm lăm trong tay chờ giặc và bất ngờ cảm thấy như mảnh trăng treo lửng lơ ngay trên đầu ngọn súng. Người không cầm súng không thể cảm thấy cảnh đó được. Rừng hoang sương muối buốt giá. Những người lính rách rưới đứng gác cạnh nhau và vầng trăng như cũng đứng chung với người. Trăng là biểu trưng cho trong sáng và mộng mơ. Đấu súng chiến đấu của người đồng chỉ có thêm vầng trăng đã mở ra biết bao liên tưởng phong phú. Đồng thời câu thơ bốn tiếng nén lại, dồn vào bên trong, tạo thành cái kết không lời. Đoạn một và hai toàn những lời tâm sự. Đoạn cuối là bức tranh cổ điển, hàm súc dư ba.
Đồng chí là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách cô đọng, rất kiệm lời của Chính Hữu.