Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
1. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá Nói đoàn thuyền đánh cá, thực chất là nói đến những người dân chài trên biển, nói đến con người, nhân vật – “ta”. Chú ý rằng nhân vật “ta” là một trong nét đặc trưng nổi bật của thơ ca cách mạng. Những người đánh cá ...
1. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá
Nói đoàn thuyền đánh cá, thực chất là nói đến những người dân chài trên biển, nói đến con người, nhân vật – “ta”. Chú ý rằng nhân vật “ta” là một trong nét đặc trưng nổi bật của thơ ca cách mạng. Những người đánh cá căng buồm ra khơi trong cảnh hoàng hôn chạng vạng. Tiếng hát mở đầu đầy khí thế, lồng ngực “ta” căng như cánh buồm no gió. Biển Đông giàu có chứa trong lòng bao nhiêu loài cá mà “ta” đã rất am tường; cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đẻ, cá song,… Tình yêu cuộc sống mới thể hiện qua tiếng hát. Khổ thơ đầu tiên và khổ thơ cuối cũng đều có tiếng hát căng lồng ngực, được gió đưa đi xa khơi: Câu hát căng buồm với gió khơi. Lao động không còn là việc cực nhọc bất đắc dĩ nữa, đây là lao động của “ta”, cho “ta”, con người mới, chủ nhân của chính cuộc đời mình. Tình yêu biển cũng tức là tình yêu đất nước hòa vào tình yêu cuộc đời mới:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Ý nghĩa cao cả của lao động đánh cá trong tất cả các công đoạn đều được hình dung mang tầm cỡ của những hành động trong vũ trụ, hòa điệu cùng vũ trụ. Lúc thuyền "ta" tiến ra khơi:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng,
Lướt giữa máy cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa đó bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Khi ta gõ thuyền mời gọi các loài cá đến “dệt” vào lưới ta:
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Và khi thuyền đã đầy ắp cá:
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Rồi thuyền ta đem cá từ phía biển Đông tiến về bờ,
Thuyền ta chạy đua cùng mặt trời.
Hình tượng “ta”, chủ nhân chân chính của cuộc sống mới được khắc họa bằng thi pháp đặc sắc. Sức mạnh của bàn tay lao động con người được đo và tả bằng những hình tượng lớn, hào sảng.
2. Hình ảnh biển cả
Bức tranh biển cả tráng lệ bao gồm cả vũ trụ, thiên nhiên, với mặt trời, mặt trăng, gió. Những hình ảnh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi ý đất trời, biển cá có linh hồn, có sự sống như một con người. Gió cũng như phụ họa với câu hát, với cánh buồm căng phơi phới tình yêu đời và niềm lạc quan, con người hòa nhịp với vũ trụ. Biển giàu có với hàng trăm loài cá nuôi “ta” lớn. Nếu “ta" là trung tâm của bức tranh vũ trụ thì “cá” là nhân vật trung tâm của biển: Đêm ngày dệt biển mướn luồng sáng: Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, lấp lánh đuốc đen hồng, cái đuôi quẫy trăng vàng chóe. Tâm trạng phấn chấn, yêu cuộc sống của người đánh cá trong không khí náo nức dựng xây cuộc sống mới đã hiện lên qua những sắc màu sinh động của biển cả. Tác giả đã sáng tạo nhiều hình ảnh đặc sắc để diễn tả vẻ đẹp huy hoàng, lãng mạn của biển cả,- của các loài cá, cảnh quăng lưới,…
Không gian thơ mang tầm kích rộng lớn và đầy màu sắc là môi trường hoạt động của “ta”. Biển bằng mênh mông, đối xứng với mây cao tạo nên ấn tượng khoảng không bao la, khoáng đạt. Gió là hình tượng vũ trụ gió là sức mạnh, gió căng buồm, đẩy thuyền đi xa, gợi sự tự do. Mặt trời, mặt trăng là nguồn sáng tạo nên bức tranh đầy màu sắc cho thế giới. Như hòn lửa đỏ rực – mặt trời đang lặn sau mặt biển. Buồm căng sáng dưới trăng; những con cá quẫy dưới trăng gợn ánh vàng chóe,ánh đuốc đen hồng và ngày mai, lại một rạng đông, mặt trời lại nhô lên tô điểm cho biển trời một màu mới, màu nắng hồng, vẩy bạc đuôi vàng của cá lóe rạng trong hình minh. Trung tâm của bức tranh vũ trụ ấy vẫn là con người. Con người cùng đất trời, biển cả vẽ nên bức tranh lao động thật tươi sáng, lạc quan.
Nghệ thuật trong bài thơ mang tiết tấu nhịp điệu của thời gian lao động khẩn trương, mạnh mẽ. Lúc đoàn thuyền ra khơi là hoàng hôn và khi “ta" từ biển quay về đất liền, mát trời lại nhỏ lên mang màu mới. Thuyền lướt gió, “ta” hát, gõ nhịp gọi cá vào, cá đêm ngày dệt muôn luồng sáng trên tấm thảm biển trăng lên cao dần trong đêm như gõ nhịp cùng ta, cả quầy. đêm thở, rồi sao mờ ta kéo lưới trĩu nặng cá – kéo xoăn tay – cho kịp trời sáng và lóe sáng rạng đông là vẩy cá bạc đuôi vàng. Một buổi mai nắng hồng và ta xếp lưới chào một ngày mới. mặt trời nhô màu mới. Tất cả nhịp nhàng, khẩn trương, hài hòa giữa nhịp lao động của con người và nhịp vũ trụ. Ngày và đêm, nhịp sống vĩnh cửu của con người và biển cả. Một bài thơ có rất nhiều động từ diễn tả hành động, tiết tấu của những người đánh cá và của đại dương, của vũ trụ!
3. Thể thơ và nhịp điệu
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là tiếng hát lao động tươi vui, khỏe khoắn, đầy niềm tự hào trước cuộc sống mới. Phù hợp với âm hưởng chung đó. thể thơ và ngôn ngữ được sử dụng rất. linh hoạt, sáng tạo. Theo mô hình chung, trong mỗi khổ thơ, sự việc được kể, tả trước, tiếp sau đó là liên tưởng, cảm xúc. Chẳng hạn như trong khổ thơ thứ nhất, sau hai câu tả kể không gian hoàng hôn Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa và một câu kể Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, ta gặp một câu diễn tả cảm hứng phơi phới: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Tuy nhiên, mạch cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật trữ tình làm vỡ khuôn khổ cổ điển của các khổ thơ truyền thống này. Trong khổ thơ thứ hai, ta thấy có câu thơ bắt cầu nối "hát" ở khổ thơ thứ nhất sang khổ thơ thứ hai: Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng… Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Có khổ thơ không kể hay tả mà chỉ thuần túy liên tưởng:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Do vậy mà về hình thức thì bài thơ vẫn có dáng dấp truyền thống song nội dung mới đã thay đổi thi pháp của thể thơ. Không nói đến thơ tự do, trong thơ nói chung, vần thơ và thanh điệu của các từ đứng ở vị trí hiệp vần rất quan trọng, tạo nên đặc trưng nhạc tình của toàn bài.
Về cách hiệp vần, bài thơ không phải là dạng thơ tự do, không vần, song vần thơ đã được tổ chức không theo cách hiệp vần truyền thống. Khổ đầu có hai vần lửa (cửa) và khơi, hai câu đầu hiệp vần lửa, của đều ở thanh trắc; hai câu sau hiệp vần khơi, lại thuộc thanh không. Khổ thứ hai, lại tổ chức hiệp vần hai câu 1 và 3 (lặng và sáng – thanh trắc), hai câu 2 và 4 ( thoi và ơi – thanh không). Khổ thứ 3 lại hiệp vần như một khổ thơ Đường luật,… Nhìn chung, dạng thức hiệp vần và thanh điệu của các khổ thơ rất đa dạng. Nhịp điệu, thanh điệu trong mỗi câu thơ cũng đa dạng, bất ngờ. Phương tiện ngôn ngữ từ tạo nên giọng điệu cung phù hợp với điệu tâm hồn khỏe khoắn, mạnh mẽ trong không khí lạc quan của cuộc sống mới.