13/01/2018, 22:23

Chứng minh rằng ca dao thể hiện những tình cảm thiết tha và cao quý của người lao động

Chứng minh rằng ca dao thể hiện những tình cảm thiết tha và cao quý của người lao động . MB: Ca dao là tiếng nói trái tim, là kho tàng tình cảm của nhân dân. Thật vậy, từ nghìn xưa đến nay, trong qua trình sống và làm việc, chiến đấu, nhân dân ta đã nảy sinh ra vô vàn câu ca dao để tỏ bày ...

Chứng minh rằng ca dao thể hiện những tình cảm thiết tha và cao quý của người lao động

.

MB:

Ca dao là tiếng nói trái tim, là kho tàng tình cảm của nhân dân. Thật vậy, từ nghìn xưa đến nay, trong qua trình sống và làm việc, chiến đấu, nhân dân ta đã nảy sinh ra vô vàn câu ca dao để tỏ bày tình cảm của mình. Nhận xét về điều này, có người cho rằng “Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình.”

TB:

a, Thể hiện được tình yêu thương đất nước.

– Gắn bó, ca ngợi, tự hào với bao cảnh đẹp của quê hương đất nước:

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy sen thì nhớ đồng quê Tháp Mười.

– Đó cũng là lòng yêu nước, thể hiện tình đồng bào “người trong một nước” ý thức đoàn kết tương trợ lẫn nhau:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

b, Thể hiện tình yêu thương gia đình.

– Tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, ơn nghĩa sinh thành:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.

– Tình vợ chồng gắn bó tha thiết, thủy chung:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Thà rằng ăn bát canh rau

Còn hơn thịt cá nói nhau nặng lời.

Một thuyền, một bến, một dây

Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay chịu cùng.

c, Thể hiện tình yêu thiết tha đối với cuộc đời.

– Gắn bó với người lao động:

Chồng chài, vợ lưới, con câu

Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi mò.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa.

– Yêu lao động, người nông dân yêu cả ruộng đồng, gắn bó với thiên nhiên:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng,

Phất phơ trong ngọn nắng hồng ban mai.

– Chính tình yêu sâu đậm đối với cuộc đời, niềm lạc quan vui sống đã khiến con người lao động vượt lên tất cả khó nhọc, gian lao:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi! Bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Công lênh chẳng quản bao lâu.

Ngày nay nước bac, ngày sau cơm vàng.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

KB:

– Ca dao là bức tranh phác họa tâm tình của nhân dân ta, tuy không đầy đủ, những sơ nét cho thấy sự phong phú và tha thiết của những tình cảm cao quý ấy.

– Ca dao không chỉ đem lại xúc cảm thẩm mĩ của văn chương mà còn góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng tâm hồn cho chúng ta nữa.

0