Bài 11,12,13, 14,15 trang 74,75 Toán lớp 8 tập 1: Hình thang cân
Bài 11,12,13, 14,15 trang 74,75 Toán lớp 8 tập 1: Hình thang cân Hình thang cân và giải bài 11,12,13 trang 74 ; Bài 14,15 trang 75 SGK Toán 8 tập 1 – Chương 1 hình học lớp 8. Bài 11. Tính độ dài các cạnh của hìnhthang cân ABCD trên giấy kẻ ô vuông (h.30, độ dài cạnh ô vuông là 1cm). ...
Bài 11,12,13, 14,15 trang 74,75 Toán lớp 8 tập 1: Hình thang cân
Hình thang cân và giải bài 11,12,13 trang 74; Bài 14,15 trang 75 SGK Toán 8 tập 1 – Chương 1 hình học lớp 8.
Bài 11. Tính độ dài các cạnh của hìnhthang cân ABCD trên giấy kẻ ô vuông (h.30, độ dài cạnh ô vuông là 1cm).
Theo hình vẽ, ta có: AB = 2cm, CD = 4cm
Trong tam giác vuông AED, áp dụng định lý Pitago ta được: AD2 = AE2 + ED2 = 32 + 12 =10
Suy ra AD =√10cm
Vậy AB = 2cm, CD = 4cm, AD = BC =√10cm.
Bài 12. Cho hình thang cân ABCD ( AB // CD, AB < CD). Kẻ đường cao AE, BF của hình thang. Chứng minh rằng DE = CF.
Đáp án:
Xét hai tam giác vuông AED và BFC
Ta có: AD = BC (gt)
∠D = ∠C (gt)
Nên ∆AED = ∆BFC (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra: DE = CF.
Bài 13 trang 74. Cho hình thang cân ABCD (AB // CD), E là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng EA = EB, EC = ED.
(*)Chứng minh ∠ACD = ∠BDC
Ta có ABCD là hình thang cân nên AB//CD ⇒ AD = BC và ∠ADC = ∠BCD
DC là cạnh chung của ΔADC và ΔBCD
⇒ ΔADC = ΔBCD (c.g.c) ⇒ ∠ACD = ∠BDC.
(*)Chứng minh EA = EB; EC = ED
Ta có: ∠ACD = ∠BDC ⇒ ∠ECD = ∠EDC ⇒ΔECD cân tại E ⇒ ED = EC
Mặt khác: AC = BD (ABCD là hình thang cân)
AC = AE + EC và BD = BE + ED ⇒ EA = EB.
Bài 14 trang 75. Đố. Trong các tứ giác ABCD và EFGH trên giấy kẻ ô vuông (h.31), tứ giác nào là hình-thang-cân? Vì sao?
Để xét xem tứ giác nào là hìnhthangcân ta dùng tính chất
“Trong hình-thang-cân hai cạnh bên bằng nhau”
Quan sát hình 31: Tứ giác ABCD là hìnhthangcân vì có AD = BC.
Tứ giác EFGH không là hìnhthangcân vì EF > GH.
Bài 15 trang 75 Toán 8. Cho tam giác ABC cân tại A. Trên các cạnh bên AB, AC lấy theo thứ tự các điểm D và E sao cho AD = AE.
a) Chứng minh rằng BDEC là hình thangcân.
b) Tính các góc của hìnhthang cân đó, biết rằng ∠A=500
a)Ta có AD = AE (gt) nên ∆ADE cân
Do đó ∠D1 = ∠E1
Trong tam giác ADE có: ∠D1 + ∠E1+ ∠A = 1800
Hay 2∠D1= 1800 – ∠A ⇒ ∠D1= (1800 – ∠A)/2
Tương tự trong tam giác cân ABC ta có ∠B = (1800 – ∠A)/2
Nên ∠D1= ∠B mà góc ∠D1 , ∠B là hai góc đồng vị.
Suy ra DE // BC
Do đó BDEC là hình thang.
Lại có ΔABC cân tại A ⇒ ∠B = ∠C Nên BDEC là hình thang cân.
b) Với ∠A=500 Ta được ∠B = ∠C = (1800 – ∠A)/2 = (1800 – 500)/2
= 650
∠D2 = ∠E2= 1800 – ∠B = 1800 – 650= 1150