Chứng minh Bác đã dũng cảm chịu đựng hoàn cảnh sống “khác loài người” vô vàn cực khổ trong nhà tù, mà còn vượt lên trên hoàn cảnh ấy với một thái độ ung dung, tự chủ, luôn làm chủ hoàn cảnh với tinh thần lạc quan chiến thắng – Văn hay lớp 8
Nhật kỳ trong tù là một tập thơ nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nói lên những tâm tư, tình cảm, ý chí của người cách mạng trong lao tù. Cái mà Nhật ký trong tù thể hiện thành công nhất, khắc họa rõ nét hơn cả chính là hình ảnh người tù cách mạng – Hồ Chí Minh – không những dũng cảm chịu ...
Nhật kỳ trong tù là một tập thơ nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nói lên những tâm tư, tình cảm, ý chí của người cách mạng trong lao tù. Cái mà Nhật ký trong tù thể hiện thành công nhất, khắc họa rõ nét hơn cả chính là hình ảnh người tù cách mạng – Hồ Chí Minh – không những dũng cảm chịu đựng hoàn cảnh sống khác loài người vô vàn cực khổ trong nhà tù tàn bạo mà còn vượt lên hoàn cảnh ấy với thái độ ung dung tự chủ, lạc quan chiến thắng.
Sống trong lao tù, Bác đã phải chịu đựng bao gian khổ, bao nỗi cay đắng, đau xót của cuộc đời, tưởng chừng như đây không phải là cuộc sống của một con người nữa. Ấy thế mà Bác đã dũng cảm vượt qua tất cả là một điều kỳ diệu. Phải chăng điều đó chỉ có Người tù cách mạng — Hồ Chí Minh mới cổ đủ bản lĩnh để vượt qua.
Bác đã từng phải chịu đựng những đêm dài cô đơn, lạnh lẽo với khổ ải đọa đày:
Đêm thu không đệm cũng không chăn
Gối quắp lưng còng ngủ chẳng an
(Đêm thu)
Rệp bò lổm ngổm như xe cóc,
Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay
(Đêm thu)
Nhật ký trong tù còn có những câu thơ thấm đượm nét chân thực, giản dị nhưng vô cùng sâu lắng thể hiện nỗi cực nhục mà Bác từng phải nếm trải:
Lót lòng mỗi bữa lưng cơm đỏ
Không muối không canh cũng chẳng cà
(Cơm tù)
Để rồi: Bốn tháng cơm không no,
Bốn tháng đêm không ngủ
Bốn tháng áo không thay,
Bốn tháng không giặt giũ
(Bốn tháng rồi)
Tưởng chừng như những điều này đến với một người bình thường chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi. Nhưng Bác đã vượt qua và còn tiếp tục bỏ lại đằng sau những nỗi gian truân hơn nữa:
Đầy mình đỏ tím như hoa gấm
Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn.
(Ghẻ lở)
Ghẻ lở phát triển hoài thành những vết tím đỏ khắp người, rất ngứa ngáy khó chịu. Thế nhưng với bút pháp hài hước, hóm hỉnh, đọc bài thơ người đọc không cảm nhận cái gian khổ mà nổi bật cái ung dung tự chủ của Bác.
Trong bài thơ Mới đến nhà lao Thiên Bảo, Bác viết:
Áo mủ dầm mưa, rách hết giày
Các bạn thấy đấy, Bác đã sống một cuộc sống tưởng như không thể sống. Vậy mà bằng nghị lực phi thường Bác đã vượt qua. Đâu chỉ có vậy, bọn tay sai Tưởng Giới Thạch đã đày Bác đi hết nhà lao này đến nhà lao khác khiến Bác phải đi bộ:
Năm mươi ba cây số một ngày
(Mới đến nhà lao Thiên Bảo)
Bọn chúng còn tra tấn dã man khi giải Bác đi bằng thuyền: Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình.
Nỗi vất vả gian nan của người đi đường mới thấm thìa làm sao qua những câu thơ trong bài Đi đường của Bác:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi tại núi cao trập trùng,
Núi cao lên đến tận cùng…
Vừa đi hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác, cứ thế… khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao tiếp liền gian lao, khó khăn gian lao triền miên dường như bất tận, như những dãy núi này tiếp dãy núi khác, cứ tiếp nối trập trùng. Trong câu thơ chữ Hán, hai chữ trùng san được lặp lại để diễn tả những khó khăn như bất tận. Cực nhọc vất vả hơn, Người đi đường còn bị xiềng xích mất tự do:
Hôm nay xiềng xích thay dây trói,
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
(Đi Nam Ninh)
Chốn lao tù, mọi sinh hoạt đều thiếu thốn, cơ cực, mọi sự đầy ải người tù đến kiệt sức nên hậu quả thật thương tâm. Hình ảnh Bác gầy gò lại tiều tụy:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thèm mấy phần
Ghẻ lở mọc đầy thân
Bài thơ tả rất thực giúp ta hiểu chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch thật hà khắc, vô nhân đạo! Hành hạ người tù đến kiệt quệ, thê thảm.
Rõ ràng, trải qua gian khổ, Bác vẫn dũng cảm vượt qua. Và cũng chính bằng lời thơ của mình, Bác đã thể hiện rất xuất sắc ý chí, tinh thần của người cách mạng.
Đối với Bác, gian nan nguy hiểm chỉ là những trò chơi. Bác đón nhận những trò chơi ấy với thái độ ung dung, tự chủ, lạc quan chiến thắng. Cái ung dung đó chỉ có ở trong con người Bác
Người cộng sản vĩ đại. Trong tư thế bị treo ngược, khổ sở vất vả nhưng Bác vẫn có cảm giác vững vàng, đàng hoàng để ngắm nhìn cảnh đẹp hai bên đường:
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình
Làng xóm bên sông đông đúc thế,
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh
(Giữa đường đáp thuyền đi Ưng Ninh)
Điều này đã chứng tỏ tư thế làm chủ của Bác giữa thiên nhiên. Ngay cả khi bị xiềng xích, Bác vẫn có thể vui đùa, lạc quan được:
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
(Đi Nam Ninh)
Bác còn sử dụng những lời thơ thật dí dỏm, hài hước để tả ở tù của mình:
Ăn cơm nhà nước, ở nhà công
Lính tráng thay phiến đến trị tòng
Non nước dạo chơi tùy sở thích
Làm trai như thế cũng hào hùng
(Pha trò)
Người xưa ngắm trăng phải có rượu có hoa. Nhưng đối với Bác, việc thiếu rượu, hoa càng làm cho cuộc ngắm tràng trở nên thi vị
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đèm nay khó hững hờ
Bác và trăng đã cùng làm cuộc vượt ngục để tìm đến nhau như đôi bạn tri âm, tri kỷ:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Ngắm trăng)
Mặc dù vất vả nhưng Bác luôn giữ vững, luôn khẳng định ý chí của mình. Bác muốn thu vào tầm mắt, bao quát cảnh đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp kỳ vĩ, lớn lao của con người làm chủ, vượt lên hoàn cảnh, xác lập cho mình một tư thế:
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
(Đi đường)
Bác luôn nghĩ những gian lao chính là môi trường rèn luyện thử thách, rèn luyện quyết tâm:
Vật chất tuy đau khổ Không nao núng tinh thần.
Ý chí, tinh thần của con người thật to lớn, nhất là khi đã vượt qua bao nguy nan, cực khổ, điều đó càng trở nên sáng, đẹp hơn.
Qua Nhật ký trong tù, hình ảnh Bác đã đi sâu vào tâm trí mỗi người chúng ta. Đó là người chiến sĩ cộng sản — Hồ Chí Minh.