Phân tích bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ
Đề bài: Phân tích bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ. Cảm ơn bạn Nguyễn Thị Lan Phương TTHCS Trần Đại Nghĩa đã gửi bài viết về cho chúng tôi. Thay lời con hổ trong vườn Bách Thú, Thế Lữ viết Nhớ rừng để biểu hiện lòng uất hận vì mất tự do, nỗi nhớ tiếc cuộc đời tự do. Đâylà khúc bi tráng ca vềtự ...
Đề bài: Phân tích bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ. Cảm ơn bạn Nguyễn Thị Lan Phương TTHCS Trần Đại Nghĩa đã gửi bài viết về cho chúng tôi.
Thay lời con hổ trong vườn Bách Thú, Thế Lữ viết Nhớ rừng để biểu hiện lòng uất hận vì mất tự do, nỗi nhớ tiếc cuộc đời tự do. Đâylà khúc bi tráng ca vềtự do. Bấy giờ là vào khoảng những năm ba mươi của thế kỉ XX. Nước mất, làm thân nô lệ những con người có tâm huyết ai chẳng bức bối, nhức nhối đến hờn căm vì kiếp sống "nhục nhằn tù hãm", nhiều lúc muốn hét lên thành lời, muốn hành động để tỏ rõ sự giận dữ, phẫn nộ. Người có dũng khí lớn đã đi làm cách mạng, một số khác bộc lộ bằng cách của họ. Nhà thơ bộc lộ bằng thơ. Đời nào cũng thế, ở cảnh sống như thế sẽ nảy sinh ra những vần thơ như thế, có điều khác nhau ở cách thể hiện cụ thể, phong thái cụ thể, tư tưởng - nghệ thuật cụ thể mà thôi. Nguyễn Hữu cầu, với bài Chim trong lồng, ước mong "Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán; Phá vòng vây bạn với kim ô". Nguyễn Công Trứ nguyện "Kiếp sau xin chớ làm người; Làm cây thông đứng giữa trời mà reo" của văn học trung đại trước kia. Hay thơ của các chiến sĩ cách mạng - Hồ Chí Minh, Tố Hữu cùng thời chẳng hạn. ở hoàn cảnh, bản lĩnh của Thế Lữ, nhà thơ mượn tâm sự, tâm trạng của con hổ bị giam cầm trong vườn Bách Thú. Nhưng khát vọng tự do vẫn vô cùng mãnh liệt, dữ dội. Có điều đây là khát vọng tự do cá nhân của cái tôi Thơ mới nên mượn lời con hổ trong cũi sắt khéo hơn cả. Một điều cần ghi nhận là mặc dầu bài thơ có những lời, những ý nếu bằng vào nhãn quan của chủ nghĩa tập thể thông tục; bằng vào quan điểm "phi ngã"(không đề cao mình, giấu cá nhân đi, không dám nói nhiều đến cá nhân chứ chưa nói là tự đề cao) của giáo lí phong kiến phương Đông có thể cho là ngạo mạn, cực đoan,
"mục hạ vô nhân”(dưới mắt mình không có người) nhưng thực ra lại không gây cảm tưởng này. Đọc Nhớ rừng với những câụ như: "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt; Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua; Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ; Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm" hay "Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc; Là khiến cho mọi vật đều im hơi. Ta biết ta chúa tể cả muôn loài; Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi"... Mĩ cảm không hề bị phá vỡ. Chỉ thấy ở đây sự rung động trước vẻ đẹp oai hùng, vẻ đẹp củakhí phách kiêu hãnh trên đỉnh cao nhất của tự do. Những câu, những ý như thế trong tổng thể của cả bài thơ chỉ làm tôn vẻ đẹp của hình tượng thơ mà không phá vỡ nó. Tại sao lại như vậy? Bởi nhân vật trữ tình ở đây không phải là một cá nhân mà là khát vọng tự do mãnh liệt. Hình ảnh con hổ dũng mãnh, chúa sơn lâm bị nhốt trong cũi sắt với những dằn vặt, những hồi tưởng về cảnh sống tự do ; thân phận bị giam hãm tù túng, nỗi buồn uất hận... là một tương ứng đẹp, lớn lao với khát vọng tự do của cá nhân con người, chứ không phải cá nhân ấy.
Bởi một nghệ thuật cao trong diễn tả cảnh vật, tâm trạng, đọc Nhớ rừng, nói như Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam "ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường". Câu thơ cứ theo nhau mà hiện ra không cưỡng nổi; hơi thơ thấm đượm bi tráng cứ dâng trào, Trong tổng thể toàn bài, những lời nghe như "cá nhân cực đoan" chỉ còn là một lời than thở, một nỗi buồn, niềm uất hận đầy bi thiết, càng bi thiết mà thôi. Và giọng điệu văn chương bi tráng, bi thiết này cùng nội dung tư tưởng khao khát tựdo tập thành trong hình tượng chúa tể bị cầm tù đã làm nên vẻ đẹp của thi phẩm thuộc hàng mờ đầu cho thắng lợi của Thơ mới.