04/06/2017, 23:00
“Chiếc lá cuối cùng” - Bức thông điệp màu xanh
Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thuở nhỏ, để kiếm sống, ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp ...
Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thuở nhỏ, để kiếm sống, ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm.
Ông lấy bút danh O Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mỹ đã lập một giải thưởng mang tên O Hen-ri được tặng cho các truyện ngắn hay hàng năm.
"Chiếc lá cuối cùng" là "bức thông điệp màu xanh" tác giả gửi đến người đọc ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... để chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan hoạn nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại trong tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá cuối cùng của cái cây kia bên cửa sổ rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người với nhau. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men. tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, cụ Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngọn bút của cụ chạm tới tà áo của làng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định làm nghệ thuật. Nhưng vì nục đích giành lại sự sống cho một người, cụ đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu, sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của "Chiếc lá cuối cùng" thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu "Khi lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời". Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng "chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay khỏi tất cá những thứ em còn đang nắm và lướt xuống lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó". Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục. Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
"Chiếc lá cuối cùng" là truyện ngắn vế những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa mãi không thôi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới cụ Bơ-men có hình dáng như một người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh thần. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.
"Chiếc lá cuối cùng" là "bức thông điệp màu xanh" tác giả gửi đến người đọc ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... để chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan hoạn nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại trong tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá cuối cùng của cái cây kia bên cửa sổ rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người với nhau. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men. tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, cụ Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngọn bút của cụ chạm tới tà áo của làng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định làm nghệ thuật. Nhưng vì nục đích giành lại sự sống cho một người, cụ đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu, sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của "Chiếc lá cuối cùng" thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu "Khi lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời". Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng "chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay khỏi tất cá những thứ em còn đang nắm và lướt xuống lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó". Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục. Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
"Chiếc lá cuối cùng" là truyện ngắn vế những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa mãi không thôi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới cụ Bơ-men có hình dáng như một người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh thần. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.