04/06/2017, 22:59

Cảm nhận về cấu trúc đặc sắc của truyện “Chiếc lá cuối cùng”.

Đọc truyện "Chiếc lá cuối cùng", lúc đầu người đọc cứ đinh ninh là Giôn-xi nhất định sẽ chết vì bệnh viêm phổi. Nhưng tình huống đã đảo ngược, giàu kịch tính và kết thúc bất ngờ: chiếc lá cuối cùng sắp rụng, và Giôn-xi sẽ chết. Sau một đêm bão tuyết, chiếc lá cuối cùng đã rụng mà chẳng ...

Đọc truyện "Chiếc lá cuối cùng", lúc đầu người đọc cứ đinh ninh là Giôn-xi nhất định sẽ chết vì bệnh viêm phổi. Nhưng tình huống đã đảo ngược, giàu kịch tính và kết thúc bất ngờ: chiếc lá cuối cùng sắp rụng, và Giôn-xi sẽ chết.

Sau một đêm bão tuyết, chiếc lá cuối cùng đã rụng mà chẳng ai hay, bức vẽ "chiếc lá cuối cùng" vẫn bám chắc cây thường xuân, chính chiếc lá ấy, bức vẽ kì diệu ấy đã cứu sống Giôn-xi. Cụ Bơ-men, tác giả bức vẽ ấy đã chết ở tuổi 60. Sau hai ngày bị viêm phổi nặng.
 
Kết thúc bất ngờ ấy, đã khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn của nghệ sĩ già Bơ-men, đã tô đậm giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.
 
Cụ Bơ-men suốt đời chưa chạm tới cái gấu áo của nàng nghệ thuật. Cụ khao khát vẽ nên kiệt lác. "Chiếc lá cuối cùng" được sáng tạo nên trong gió tuyết lạnh lẽo là kiệt tác của cụ Bơ-men để lại cho đời. Kiệt tác ấy đã kết tinh bao tình thương của người nghệ sĩ chân chính. Kiệt tác ấy đã chỉ rõ nghệ thuật chân chính luôn hướng tới sự sống và hạnh phúc của con người.
 
Giôn-xi đã bình phục, được cứu sống. Nhưng cụ Bơ-men đã chết vì bệnh sưng phổi. Lòng nhân ái, đức hi sinh của cụ Bơ-men tỏa sáng trang văn và cuộc đời. Cụ đã chết một cách âm thầm, lặng lẽ nhưng cao quý biết bao ! Một cái thang, một cái đèn bão, những chiếc bút và mảng màu... đó là kỉ vật của cụ Bơ-men để lại cùng bức tranh "Chiếc lá cuối cùng" mãi mãi đẹp như một bài ca.

0