Chỉ còn 4 ngày nữa sẽ diễn ra kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức
Vào ngày 07/07/2018, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức sẽ diễn ra tại 3 địa điểm: TP. HCM, Cần Thơ và Quy Nhơn (Bình Định). Người ta thường nói 'học tài thi phận', vì thế cuộc thi này sẽ tạo cơ hội cho thí sinh thể hiện năng lực của mình một lần nữa. > Bộ GD&ĐT trả lời ...
Vào ngày 07/07/2018, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức sẽ diễn ra tại 3 địa điểm: TP. HCM, Cần Thơ và Quy Nhơn (Bình Định). Người ta thường nói 'học tài thi phận', vì thế cuộc thi này sẽ tạo cơ hội cho thí sinh thể hiện năng lực của mình một lần nữa.
> Bộ GD&ĐT trả lời câu hỏi: "Tại sao đề thi năm nay quá khó?"
> Mốc thời gian công bố điểm kỳ thi THPT Quốc gia 2018
Trong buổi gặp mặt báo chí trước đây, ĐHQG TP.HCM đã công bố những thông tin về công tác tuyển sinh đại học. Phương thức tuyển sinh tại ĐHQG TP.HCM sẽ được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người dự tuyển thông qua việc tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế.
Mục tiêu của kỳ thi đánh giá năng lực
Nhằm đánh giá năng lực cơ bản của các thí sinh, ĐHQG TP.HCM đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để giúp cho các thí sinh có cơ hội một lần nữa đạt được kết quả tốt hơn khi xét tuyển vào các trường Đại học và mang lại sự đa dạng hóa hình thức tuyển sinh.
Khác với kỳ thi Đại học vừa diễn ra, kỳ thi đánh giá năng lực có các tiêu chí cơ bản để đánh giá khả năng của thí sinh, bao gồm 3 phần cụ thể như sau: việc sử dụng ngôn ngữ một cách thông minh và nhạy bén; kỹ năng tư duy lập luận logic và cách xử lý dữ liệu của thí sinh; cuối cùng là kỹ năng giải quyết vấn đề trong bài thi.
Cụ thể, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực:
Kỳ thi này tuyển sinh trên phạm vi cả nước với một điều kiện chung duy nhất là tốt nghiệp THPT. Tất cả sự hiểu biết của thí sinh sẽ được biểu hiện qua bài thi tổng hợp 120 câu hỏi trong vòng 150 phút diễn ra vào ngày 07/07/2018.
Bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM được xây dựng với cùng cách tiếp cận như bài thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. Đây đều là các bài thi chuẩn hóa nhằm xét tuyển đầu vào học đại học.
Tổng hợp 4 phương thức tuyển sinh Đại học
Trong năm nay, xét tuyển Đại học được diễn ra với 4 phương thức chính:
Thứ nhất, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018 của Bộ GD&ĐT (dự kiến 5% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành).
Thứ hai, ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG TP.HCM: học sinh 82 trường THPT chuyên, năng khiếu các trường đại học, tỉnh trên toàn quốc; học sinh 33 trường THPT thuộc nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất năm 2015, 2016, 2017 (dự kiến 15-20% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành).
Thứ ba, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2018.
Cuối cùng, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức vào ngày 07/07/2018.
Bên cạnh đó, còn có các phương thức xét tuyển khác:
Xét tuyển dùng kết quả kỳ thi kiểm tra năng lực tại Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM với 65% chỉ tiêu của trường.
Xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh VN học chương trình THPT nước ngoài tại Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM.
Xét tuyển các học sinh theo chương trình THPT nước ngoài tại Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM.
Xét tuyển ngành y đa khoa chất lượng cao đối với thí sinh tốt nghiệp đại học tại khoa y.
Trang Táo - Kênh tuyển sinh
> Toàn cảnh kỳ thi THPT Quốc gia 2018
> Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2018: "Công tác chấm thi bắt đầu"