10/05/2018, 12:49
Chàng trai đoạt giải ba cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật tại Mỹ
Chàng trai tên Phạm Huy, từng bị Mỹ từ chối cấp visa đã giành được giải ba cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật Quốc tế tại đất nước này. Chi tiết về giải thưởng Theo thông tin trực tiếp từ lễ trao giải của Cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật Quốc tế 2017 (Intel ISEF) tổ ...
Chàng trai tên Phạm Huy, từng bị Mỹ từ chối cấp visa đã giành được giải ba cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật Quốc tế tại đất nước này.
Chi tiết về giải thưởng
Theo thông tin trực tiếp từ lễ trao giải của Cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật Quốc tế 2017 (Intel ISEF) tổ chức tại Mỹ vào rạng sáng ngày 20-5 (giờ Việt Nam) cho biết Phạm Huy – cậu học sinh lớp 11A3, Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã đoạt giải ba của cuộc thi này với sản phẩm cánh tay robot dành cho người khuyết tật.
Phạm Huy đoạt giải ba cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật Quốc tế 2017 tại California (Nguồn: Tin Mới 24h)
Huy còn được nhận một giải thưởng phụ khác ngoài giải thưởng chính thức này là giải ba do Viện Kỹ nghệ và Điện tử Quốc tế trao tặng trước đó một ngày.
Được biết Phạm Huy là chàng trai trước đó đã bị Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hai lần từ chối cấp visa đi Mỹ dự thi.
Tuy nhiên sau khi báo Tuổi Trẻ thông tin và sau đó là sự giúp đỡ của một số bạn đọc, đến tận lần phỏng vấn thứ ba - Huy đã được cấp visa đi Mỹ tham dự cuộc thi khi thời hạn lên máy bay chỉ còn được tính bằng giờ.
Không những vậy, trong số tám dự án toàn quốc được Bộ GD-ĐT cử sang Mỹ dự thi lần này thì sản phẩm của Huy đạt giải cao nhất.
Được biết Phạm Huy là chàng trai trước đó đã bị Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hai lần từ chối cấp visa đi Mỹ dự thi.
Tuy nhiên sau khi báo Tuổi Trẻ thông tin và sau đó là sự giúp đỡ của một số bạn đọc, đến tận lần phỏng vấn thứ ba - Huy đã được cấp visa đi Mỹ tham dự cuộc thi khi thời hạn lên máy bay chỉ còn được tính bằng giờ.
Không những vậy, trong số tám dự án toàn quốc được Bộ GD-ĐT cử sang Mỹ dự thi lần này thì sản phẩm của Huy đạt giải cao nhất.
Cảm xúc của Huy
Huy hiện vẫn còn ở Mỹ để tiếp tục các chương trình của cuộc thi, Huy cho biết rất bất ngờ với giải thưởng này. Bởi vì cuộc thi này có trên 1.700 thí sinh của 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên thế giới tham dự, ai cũng rất giỏi và tài năng. Không những vậy còn có rất nhiều dự án khoa học tầm cỡ đến từ các nước có nền khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật…
Tuy nhiên, điều làm Huy hạnh phúc nhất bây giờ không phải là giải ba cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật mà là sự chia sẻ, hỗ trợ hết mình để giúp Huy vượt qua các trục trặc để đến với cuộc thi này. Nếu như không có sự thông tin kịp thời của báo Tuổi Trẻ cũng như sự hỗ trợ của mọi người thì giờ này Huy đang ngồi ở nhà chứ không phải được qua Mỹ và bước lên bục vinh danh như thế này.
Tuy nhiên, điều làm Huy hạnh phúc nhất bây giờ không phải là giải ba cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật mà là sự chia sẻ, hỗ trợ hết mình để giúp Huy vượt qua các trục trặc để đến với cuộc thi này. Nếu như không có sự thông tin kịp thời của báo Tuổi Trẻ cũng như sự hỗ trợ của mọi người thì giờ này Huy đang ngồi ở nhà chứ không phải được qua Mỹ và bước lên bục vinh danh như thế này.
Phạm Huy tại cuộc thi (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
Huy muốn nhờ báo Tuổi Trẻ chuyển lời cám ơn chân thành đến những người đã âm thầm giúp Huy có thể kịp thời đến với cuộc thi lần này.
Trong năm ngày diễn ra cuộc thi, cánh tay robot cho người khuyết tật của Huy đã nhận được khá nhiều sự quan tâm từ phía ban tổ chức. “Nhiều đoàn khác cũng đến tham quan các sản phẩm trong gian hàng của đoàn Việt Nam, trong đó có cánh tay robot của em. Em chỉ dám hy vọng thôi chứ không dám nghĩ giải thưởng sẽ đến với mình”, Huy chia sẻ.
Lúc Huy được xướng tên lên nhận giải ba, cha của Huy, ông Phạm Xuân Đính, cũng ở nhà theo dõi con qua một kênh trực tiếp trên mạng xã hội facebook. Ông Đính cho biết bản thân mình cũng rất bất ngờ với thành tích này của con. Sau khi thấy con được giải, ông đã thức trắng đêm vì vui sướng. “Mấy ngày ni tui liên tục liên lạc qua điện thoại với Huy. Lo nhất là khi Huy phải bay một mình từ Việt Nam qua Mỹ. Thật không thể diễn tả được cảm giác lúc này nữa”, ông Đính vui sướng đến nghẹn lời.
Trong năm ngày diễn ra cuộc thi, cánh tay robot cho người khuyết tật của Huy đã nhận được khá nhiều sự quan tâm từ phía ban tổ chức. “Nhiều đoàn khác cũng đến tham quan các sản phẩm trong gian hàng của đoàn Việt Nam, trong đó có cánh tay robot của em. Em chỉ dám hy vọng thôi chứ không dám nghĩ giải thưởng sẽ đến với mình”, Huy chia sẻ.
Lúc Huy được xướng tên lên nhận giải ba, cha của Huy, ông Phạm Xuân Đính, cũng ở nhà theo dõi con qua một kênh trực tiếp trên mạng xã hội facebook. Ông Đính cho biết bản thân mình cũng rất bất ngờ với thành tích này của con. Sau khi thấy con được giải, ông đã thức trắng đêm vì vui sướng. “Mấy ngày ni tui liên tục liên lạc qua điện thoại với Huy. Lo nhất là khi Huy phải bay một mình từ Việt Nam qua Mỹ. Thật không thể diễn tả được cảm giác lúc này nữa”, ông Đính vui sướng đến nghẹn lời.
Ông Phạm Xuân Đính cha của Huy (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
Ông Đính kể ngay thời điểm ra Hà Nội phỏng vấn lần thứ ba và được cấp visa, một sinh viên cũng quê Quảng Trị đang du học tại California biết được câu chuyện của Huy trên báo, đã liên lạc ngay với Huy và hứa sẽ trợ giúp Huy khi em qua đến California. Không những vậy một nữ Việt Kiều đang định cư tại đây cũng liên lạc với Huy và đến tặng cho Huy một chiếc áo ấm.
“Cũng nhờ sự chia sẻ, giúp đỡ của mọi người mà em mới có được thành tích này”, Huy nói.
Theo thông tin, Huy cùng đoàn Việt Nam sẽ về nước vào giữa tuần tới.
“Cũng nhờ sự chia sẻ, giúp đỡ của mọi người mà em mới có được thành tích này”, Huy nói.
Theo thông tin, Huy cùng đoàn Việt Nam sẽ về nước vào giữa tuần tới.
Nguồn Quốc Nam báo Tuổi Trẻ Online