Chân Trạng Nguyên
Thứ Hậu lập tức sai quân đi đón Hoàng đệ về, rồi lập đàn để Hoàng đệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Thánh Tông. Vua Thánh Tông phong thưởng cho hết thảy công thần, duy có Chung Nhi, vua phong cho gì cũng không nhận, một mực tấu trình: – Bề dưới hèn hạ, không dám nhận những chức ấy. Vua phán ...
Thứ Hậu lập tức sai quân đi đón Hoàng đệ về, rồi lập đàn để Hoàng đệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Thánh Tông. Vua Thánh Tông phong thưởng cho hết thảy công thần, duy có Chung Nhi, vua phong cho gì cũng không nhận, một mực tấu trình:
– Bề dưới hèn hạ, không dám nhận những chức ấy.
Vua phán rằng:
– Ta nhờ phúc tổ tông mới được như thế này,cũng thực bởi có người cố sức cứu giúp, phò tá, không thì còn đâu đến giờ mà vua vua, tôi tôi. Có lẽ đâu vua an hưởng phú quý mà tôi lại không được cùng hưởng lộc trời.
Nói mãi, Chung Nhi đành trình tấu:
– Muôn tâu Thánh thượng, quan sang chức trọng xin để phong cho những kẻ có công lớn, kẻ hạ thần chỉ xin Thánh thượng ban cho hai chữ Trạng Nguyên để hạ thần vinh quy là đủ phỉ chí cả một đời.
Vua Thánh Tông vui lòng giáng chỉ phong Chung Nhi là Trạng Nguyên, ra vào chầu chực dưới bệ rồng.
Có quan đại thần quỳ tâu:
– Muôn tâu bệ hạ, chức Trạng Nguyên chỉ dành riêng cho các bậc văn hay chữ tốt tài ba xuất chúng. Kẻ có công thì thưởng vàng bạc gấm vóc hay phong cho đến quan là cùng, không thể phong cho chức Trạng Nguyên.
Vua Thánh Tông nói :
– Tài giỏi đến như Chung Nhi, văn chương nào bằng ? – Vua cứ phong Chung Nhi là Trạng Nguyên.
Một hôm vua ngự giá đến chùa Thầy lễ tạ và ban cho các vị sư trụ trì rất nhiều vàng bạc để tu bổ lại chùa. Ðến khi sửa đến gác chuông, nhà vua đọc “Thiên lý trọng kim chung” rồi hỏi bách quan có ai đối được không. Tất cả đều đứng ra như phỗng.
Nhớ lại câu của Phấn Khanh tiểu thư, Trạng liền đọc: “Bát đao phân mễ phấn”. Vua hết lời ca ngợi Trạng là bực tài học siêu phàm và bảo:
– Ta phong cho Trạng chức Trạng Nguyên quả thật là đúng quá.
Sau đó vua ban cho cờ biển, tặng rất nhiều bạc vàng và ba chữ. “Chân Trạng Nguyên” cho về vinh quy bái tổ.
Nguồn: Sưu tầm