Cây tục đoạn và công dụng của cây tục đoạn
Tục đoạn (danh pháp khoa học: Dipsacaceae ), là một họ trong bộ Tục đoạn (Dipsacales) chứa khoảng 290-350 loài cây thân thảo và cây bụi sống lâu năm hay hai năm trong 11-14 chi. Có nguồn gốc chủ yếu ở vùng ôn đới, chúng được tìm thấy tạichâu Âu, châu Á và châu Phi, đặc biệt tại khu vực ven ...
Tục đoạn (danh pháp khoa học: Dipsacaceae), là một họ trong bộ Tục đoạn (Dipsacales) chứa khoảng 290-350 loài cây thân thảo và cây bụi sống lâu năm hay hai năm trong 11-14 chi. Có nguồn gốc chủ yếu ở vùng ôn đới, chúng được tìm thấy tạichâu Âu, châu Á và châu Phi, đặc biệt tại khu vực ven Địa Trung Hải. Một vài loài trong họ này đã hợp thủy thổ ở những khu vực khác.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY TỤC ĐOẠN
Sơn cân thái, oa thái, rễ kế, đầu vù (H’mông)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY TỤC ĐOẠN
Rễ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TỤC ĐOẠN
Alcaloid, tanin, đường.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY TỤC ĐOẠN
Thuốc bổ, làm dịu đau, chống viêm, chữa đau lưng, cước khí, thấp khớp, nhức xương, di tinh, bạch đới, động thai đau bụng, gan thận yếu, báng, chấn thương, bong gan, gãy xương, mụn nhọt và còn lợi sữa, cầm máu. Ngày 10-12g dạng thuốc sắc, ngâm rượu, bột hoặc viên.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY TỤC ĐOẠN
Cây tục đoạn có tên khoa học là DIPSACUS JAPONICUS Miq thuộc họ DIPSACACEA
6. MÔ TẢ CỦA CÂY TỤC ĐOẠN
Cây cỏ, cao 60-90cm. Rễ mập, không phân nhánh. Thân có cạnh khía và có gai nhỏ, thưa. Lá mọc đối, không cuống, mép khía răng; lá gốc xẻ thuỳ sâu, lá phía trên nguyên. Cụm hoa hình đầu tròn mọc trên một cán dài bao bọc bởi tổng bao lá bắc to và cứng. Hoa màu trắng. Quả bế hơi hình 4 cạnh, nhẵn.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY TỤC ĐOẠN
Tháng 8-11.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY TỤC ĐOẠN
Cây mọc hoang ở các sa-van cỏ, nương rẫy có độ cao 1000m trở lên.
Trên đây là một số thông tin vềcây tục đoạn, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây tục đoạn được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)