Cây đại bi và công dụng của cây đại bi
Đại bi hay từ bi xanh (danh pháp hai phần: Blumea balsamifera ) là loài thực vật có hoa thuộc chi Đại bi ( Blumea ), họ Cúc (Asteraceae). Cây được dùng làm thuốc, lấy tinh dầu và làm hoa khô trang trí. Tinh dầu đại bi thu được từ lá, chủ yếu chứacamphor và limonen, ngoài ra còn có vết ...
Đại bi hay từ bi xanh (danh pháp hai phần: Blumea balsamifera) là loài thực vật có hoa thuộc chi Đại bi (Blumea), họ Cúc (Asteraceae). Cây được dùng làm thuốc, lấy tinh dầu và làm hoa khô trang trí. Tinh dầu đại bi thu được từ lá, chủ yếu chứacamphor và limonen, ngoài ra còn có vết borneol, saponin, sesquiterpene và tannin
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY ĐẠI BI
Cây đại bi có tên gọi khác là từ bi, đại ngải, co nát (Thái), phặc phà (Tày)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY ĐẠI BI
Lá. Thu hái vào mùa hạ. Phơi trong bóng râm đến khô, có khi dùng tươi. Cất lá để lấy mai hoa băng phiến và camphor.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐẠI BI
Lá chứa tinh dầu trong có L-borneol, D-camphor, cineol.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐẠI BI
Lá chữa cảm sốt, cúm, ho, đầy bụng: Ngày 6 – 12g, sắc. Lá còn dùng xông để giải cảm, giã đắp chữa trĩ, hoặc ngâm rượu xoa bóp chữa chấn thương. Băng phiến đại bi chữa đau bụng, đau ngực, đau họng, ho, đau răng: Ngày uống 0,10 – 0,20g, dạng bột. Dùng ngoài chữa chốc lở.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ĐẠI BI
Đại bi có tên khoa học là BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC thuộc họ ASTERACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY ĐẠI BI
Cây nhỏ, cao 1 – 2m, thân có rãnh dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gốc lá thường có tai do phiến lá xẻ quá sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, tụ tập thành ngù ở đầu cành. Quả bế, có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY ĐẠI BI
Tháng 3 – 8.
8. PHÂN BỔ CỦA CÂY ĐẠI BI
Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi.
Trên đây là một số thông tin về cây đại bi, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây đại bi được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)