Cây sanh, si, sung
Các loại cây sanh, si, sung Là loại cây nhiệt đới, có thân chính ngắn và lớp vỏ cây màu xám bạc. Những cành nhánh vươn dài, khỏe mạnh với vô số rễ mọc nhú ra, phơi trần ngoài không khí. Có khá nhiều chủng loại cùng họ với si sanh khác nhau được tìm thấy trên thj trường, bao ...
Các loại cây sanh, si, sung
Là loại cây nhiệt đới, có thân chính ngắn và lớp vỏ cây màu xám bạc. Những cành nhánh vươn dài, khỏe mạnh với vô số rễ mọc nhú ra, phơi trần ngoài không khí. Có khá nhiều chủng loại cùng họ với si sanh khác nhau được tìm thấy trên thj trường, bao gồm một số cây cùng họ nhưng lá nhỏ hơn.
Loại cây này quen thuộc với nhiều người và được xem như một oại cây tương đối dễ nuôi dưỡng, chăm sóc trong nhà. Đó là loại cây khá thích hợp để chọn lựa làm cây cảnh bonsai
1. Vị trí trồng:
Cây có thể trồng , cất giữ trong nhà quanh năm trong những nơi nóng ấm, có bóng râm và ánh sáng riêng. Cây chiu đựng nhiệt độ khoảng từ 12oC – 28oC và có thể cất giữ gần mấy sưởi. Cây cũng có thể cât giữ bên ngoài nhà, sân vườn. Tuy nhiên cũng nên tập cho cây quen dần với ánh sáng trực tiếp.
2. Phân đất trồng:
Loại phân đât trộn tổng hợp những thành phần bằng nhau gồm có sa hạt sét cháy, cát trộn và đất phân mùn trộn loại đất trồng chậu. Một loại phân đất trộn tổng hợp khác cũng có thể sử dụng một cách hiệu quả. Lớp đất phân trộn trong chậu nên được thay thế mỗ năm một lần.Những cây trồng có tuổi lớn hơn cần được thay chậu trồng 2 năm một lần.
3. Tưới nước cho cây:
Sử dụng loại nươc vòi tưới và nước lắng đọng lại, sau đó tưới nước này cho cây khi lớp đất mặt của chậu trồng khô hoặc chỉ còn lại đôi chút ẩm ướt.
4. Bón phân dinh dưỡng:
Chăm bón phân dinh dưỡng cho cây từ mùa xuân cho tới mùa thu bằng các chất hữu cơ hoặc loại phân bón dinh dưỡng vô cơ. Vào mùa đông chỉ sử dụng với một nửa liều lượng bình thường.
5. Uốn nắn cây:
Những loại cây sanh, si, sung có thể mọc và tăng trưởng hoàn toàn theo tất cả các phong cách, dáng thế cây kiểng bonsai Nhật Bản. Bởi cây có những lá tương đối lớn, rộng mặt. Bất cứ cây cảnh bonsai nào đều nên thiết kế ở chiều cao tối thiểu là 50 cm. Có khá nhiều cây trồng chậu chưa được uốn nắn với những tuối tác khác nhau bán trên thì trường. Những chủng loại cây này đều thích hợp dùng để nuôi trồng làm cây cảnh bonsai. Những chồi mầm mới của cây nên được tỉa xén, viền, vanh lá ngắn lại khoảng một tới 3 lá khi đạt đến một chiều cao khoảng 20 cm. Khoảng một phần ba đỉnh ngọn trên của cây, những chồi, mầm mới luôn được giữ ngắn để kichd thích sự phát triển những cành nhánh nằm dưới thấp hơn. Nên cắt ngắn sát vào lớp thân mộc của cây để giữ cho cây gọn, cân đối nhanh chóng đâm nhú ra những chồi mầm mới ngay sau khi đã được tỉa xén theo cách này. Những cành nhánh còn lại của cây mềm, dẻo, uyển chuyển trong một thời gian lâu dài, nên rất dẽ tạo được dáng thế của cây bằng cách quấn vấn dây đồng. Những cánh nhánh của cây lớn sẽ tăng đường kính nhanh chóng, vì thế hãy chịu khó quan sát những nơi quấn dây đồng. Cần tháo dỡ dây đồng quấn sau 6 – 8 tuần để tránh cho cây bị dây đồng ăn sâu vào thân. Những tổn hại gây ra do việc quấn vấn và siết chặt dây đồng quá mức sẽ để lại những vết sẹo lên trên thân, cành cây một thời gian khá dài.
6. Tạo giống cây:
Những cành cắt giâm đều rất dễ tạo nên một bộ rễ trung bình . Những cây non và những cây trồng chậu chưa được uốn nắn có thể dễ dàng tìm được trên thị trường. Những loại cây cùng họ nuôi trồng làm cảnh bonsai với những chất lượng khác biệt, đa dạng có thể được mua ở những cửa hàng cây chuyên bonsai. Những loại cây cùng họ có những lá nhỏ hơn rất thích hợp cho việc nuôi trồng làm cây bonsai nhỏ.
7. Côn trùng, sâu hại:
Loại cây họ sanh, si, sung rất dễ bị ảnh hưởng lây nhiễm loại rầy vảy, nhện vắt gây ra đốm lá màu vàng , nhưng cây không bị rụng lá. Sau khi nhiễm bệnh các loại sâu bệnh trên thường các loại cây này vẫn còn có thể sống được, thậm chí khỏe ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, tỉ lệ phát triển của cây sẽ chậm dần đi một cách đáng kể.