Cây mạch môn và công dụng của cây mạch môn
Cây mạch môn thường mọc hoang và được trổng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Nghĩa Trai (Hưng Yên). 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY MẠCH MÔN Tóc tiên, lan tiên, duyên giới thảo, xà thảo, phiéc kép phạ (Tày) 2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY MẠCH MÔN Rễ củ của ...
Cây mạch môn thường mọc hoang và được trổng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Nghĩa Trai (Hưng Yên).
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY MẠCH MÔN
Tóc tiên, lan tiên, duyên giới thảo, xà thảo, phiéc kép phạ (Tày)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY MẠCH MÔN
Rễ củ của những cây trồng được hơn 2 năm. Thu hái từ tháng 9-12. Rửa sạch, cắt bỏ rễ nhỏ và hai đầu, tách bỏ lõi. Phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MẠCH MÔN
Rễ củ chứa chất nhầy, đường glucosa, fucosa, rhamnosa, xylosa, b-sitosterol, ophiopogenin A, B, C, D, ruscogenin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY MẠCH MÔN
Thuốc long đờm, chữa ho, lao phổi, ho ra máu, thổ huyết, sốt nóng âm ỉ về chiều, chảy máu cam, đái ít, thiếu sữa, tắc tia sữa, táo bón. Ngày 6-12g rễ củ dạng thuốc sắc, thuốc viên hoặc sirô.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY MẠCH MÔN
Tên khoa học của cây mạch môn là OPHIOPOGON JIANONICUS (L.f.) Ker.- Gawl thuộc họ ASPARAGACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY MẠCH MÔN
Cây cỏ sống nhiều năm, không có thân. Rễ chùm phình lên thành củ. Lá hẹp, dài, mọc thẳng từ gốc, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt, nhiều gân song song. Hoa nhỏ màu lục nhạt, tập trung thành một chùm trên cuống chung dài. Quả mọng, màu tím.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY MẠCH MÔN
Tháng 6-8.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY MẠCH MÔN
Cây mọc hoang ở núi đá vôi và được trồng ở khắp nơi làm cảnh và làm thuốc.
Trên đây là một số thông tin về cây mạch môn, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây mạch môn được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)